Hàng năm, mỗi khi vào mùa khô hanh là cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể ở huyện vùng cao Trạm Tấu lại đau đáu lo cho những cánh rừng tự nhiên phòng hộ và rừng trồng phòng hộ trên địa bàn bị “giặc lửa” xâm hại.
Mùa khô hanh năm 2015 - 2016, trên địa bàn huyện xảy ra liên tiếp 4 vụ cháy rừng trong tháng 3 và tháng 4/2016, làm thiệt hại hàng chục héc-ta rừng. Khi mỗi vụ cháy rừng xảy ra, huyện lại phải huy động lực lượng chữa cháy rừng với phương châm “4 tại chỗ” để “cứu” rừng.
Đồng chí Vũ Trọng Huân - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Trạm Tấu, Phó Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) huyện cho biết: “Xác định nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong vụ khô hanh, vì đây cũng là vụ sản xuất nương rẫy của đồng bào vùng cao nên cứ vào đầu vụ khô hanh hàng năm, UBND huyện Trạm Tấu lại ra quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo BV&PTR huyện và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn kiện toàn ban chỉ đạo BV&PTR, các tổ, đội phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tại địa phương mình, thường xuyên tổ chức, kiểm tra, đôn đốc các thành viên ban chỉ đạo cấp xã, các tổ, đội của các thôn, bản, các chủ rừng triển khai nhiệm vụ BVR và PCCCR; canh gác để nhắc nhở nhân dân trong việc sử dụng lửa để sản xuất nương rẫy, huy động nguồn nhân lực tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra”.
Ngay từ đầu vụ khô hanh năm 2015 - 2016, huyện Trạm Tấu đã kiện toàn Ban Chỉ đạo BV&PTR huyện và 13 ban chỉ đạo BV&PTR cấp xã, thị trấn và Ban Quản lý Rừng phòng hộ với 314 thành viên tham gia; thành lập 12 tổ cơ động với trên 253 người của 12 xã, thị trấn tham gia; thành lập 49 tổ, đội BVR và PCCCR tại các thôn, bản ở 12 xã, thị trấn với trên 614 người tham gia...
Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với Ban Quản lý Rừng phòng hộ và UBND các xã trong huyện tiến hành rà soát, thống kê nương rẫy gần rừng của các hộ gia đình đang sản xuất có nguy cơ cháy lan vào rừng và tổ chức hướng dẫn cho các hộ dân đốt nương rẫy theo đúng quy trình kỹ thuật; đồng thời, ngăn chặn không để các hộ dân đốt nương vào những ngày thời tiết nắng nóng, khô hanh kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao…
Mặc dù các ngành chức năng của huyện và UBND các xã đã kiên quyết ngăn chặn các hành vi có thể gây ra cháy rừng nhưng trong vụ khô hanh năm 2015 - 2016 trên địa bàn huyện vẫn xảy ra 4 vụ cháy rừng. Ngày 20/3/2016, xảy ra liên tiếp 2 vụ cháy rừng tại thôn Háng Xê và thôn Sáng Pao, xã Xà Hồ. Vụ cháy tại thôn Háng Xê làm thiệt hại 3 ha rừng; trong đó, rừng trồng phòng hộ là 0,7 ha và rừng tự nhiên phòng hộ là 2,3 ha. Nguyên nhân là do Phàng Thị Mủa, trú tại thôn Háng Xê sản xuất nương rẫy, đốt dọn thực bì do bất cẩn gây cháy lan vào rừng.
Cũng vào thời điểm đó xảy ra vụ cháy tại thôn Sáng Pao làm thiệt hại 1 ha rừng tự nhiên phòng hộ. Nguyên nhân là do Thào Thị Dua và Thào Thị Mo, trú tại thôn Sáng Pao sản xuất nương rẫy, đốt dọn thực bì do bất cẩn gây cháy lan vào rừng. Tiếp đến ngày 5 và 6/4/2016, trên địa bàn huyện lại xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thôn Mù Cao và thôn Mông Đơ, xã Bản Mù. Vụ cháy tại thôn Mù Cao làm thiệt hại 3,4 ha rừng tự nhiên phòng hộ.
Nguyên nhân là do Giàng Thị Dở, trú tại thôn Mù Cao sản xuất nương rẫy, đốt dọn thực bì do bất cẩn gây cháy lan vào rừng. Còn vụ cháy tại thôn Mông Đơ làm thiệt hại 5 ha rừng tự nhiên phòng hộ do Tráng A Giang, trú tại thôn Mông Đơ sản xuất nương rẫy, đốt dọn thực bì do bất cẩn gây cháy lan vào rừng. Các đối tượng gây ra cháy rừng đã bị Tòa án nhân dân huyện xét xử nghiêm minh theo quy định của pháp luật...
Nguyên nhân các vụ cháy rừng trong vụ khô hanh năm 2015 - 2016 và những năm trước đây cũng chủ yếu là do tập tục canh tác nương rẫy của người dân trong mùa khô hanh gây ra cháy rừng. Vì vậy, để giữ rừng trong mùa khô hanh năm nay, các cấp chính quyền ở Trạm Tấu cần mạnh tay, kiên quyết hơn trong việc xử lý các đối tượng phát lấn rừng, sản xuất nương rẫy trái phép; ngăn chặn kịp thời các đối tượng cố tình đốt nương rẫy vào những ngày thời tiết nắng nóng kéo dài, gió Lào; mang lửa vào rừng...
Quan trọng hơn, huyện nên đưa nhiệm vụ BVR và PCCCR vào chỉ tiêu thi đua giữa các xã, thị trấn và một số ngành chức năng của huyện, có sơ kết, tổng kết, khen thưởng, kỷ luật... Như vậy, mới có thể giữ được diện tích rừng trồng phòng hộ, rừng tự nhiên phòng hộ trên địa bàn huyện không bị “giặc lửa” tấn công trong vụ khô hanh.
Theo Báo Yên Bái
Hàng năm, mỗi khi vào mùa khô hanh là cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể ở huyện vùng cao Trạm Tấu lại đau đáu lo cho những cánh rừng tự nhiên phòng hộ và rừng trồng phòng hộ trên địa bàn bị “giặc lửa” xâm hại.Mùa khô hanh năm 2015 - 2016, trên địa bàn huyện xảy ra liên tiếp 4 vụ cháy rừng trong tháng 3 và tháng 4/2016, làm thiệt hại hàng chục héc-ta rừng. Khi mỗi vụ cháy rừng xảy ra, huyện lại phải huy động lực lượng chữa cháy rừng với phương châm “4 tại chỗ” để “cứu” rừng.
Đồng chí Vũ Trọng Huân - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Trạm Tấu, Phó Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) huyện cho biết: “Xác định nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong vụ khô hanh, vì đây cũng là vụ sản xuất nương rẫy của đồng bào vùng cao nên cứ vào đầu vụ khô hanh hàng năm, UBND huyện Trạm Tấu lại ra quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo BV&PTR huyện và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn kiện toàn ban chỉ đạo BV&PTR, các tổ, đội phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tại địa phương mình, thường xuyên tổ chức, kiểm tra, đôn đốc các thành viên ban chỉ đạo cấp xã, các tổ, đội của các thôn, bản, các chủ rừng triển khai nhiệm vụ BVR và PCCCR; canh gác để nhắc nhở nhân dân trong việc sử dụng lửa để sản xuất nương rẫy, huy động nguồn nhân lực tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra”.
Ngay từ đầu vụ khô hanh năm 2015 - 2016, huyện Trạm Tấu đã kiện toàn Ban Chỉ đạo BV&PTR huyện và 13 ban chỉ đạo BV&PTR cấp xã, thị trấn và Ban Quản lý Rừng phòng hộ với 314 thành viên tham gia; thành lập 12 tổ cơ động với trên 253 người của 12 xã, thị trấn tham gia; thành lập 49 tổ, đội BVR và PCCCR tại các thôn, bản ở 12 xã, thị trấn với trên 614 người tham gia...
Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với Ban Quản lý Rừng phòng hộ và UBND các xã trong huyện tiến hành rà soát, thống kê nương rẫy gần rừng của các hộ gia đình đang sản xuất có nguy cơ cháy lan vào rừng và tổ chức hướng dẫn cho các hộ dân đốt nương rẫy theo đúng quy trình kỹ thuật; đồng thời, ngăn chặn không để các hộ dân đốt nương vào những ngày thời tiết nắng nóng, khô hanh kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao…
Mặc dù các ngành chức năng của huyện và UBND các xã đã kiên quyết ngăn chặn các hành vi có thể gây ra cháy rừng nhưng trong vụ khô hanh năm 2015 - 2016 trên địa bàn huyện vẫn xảy ra 4 vụ cháy rừng. Ngày 20/3/2016, xảy ra liên tiếp 2 vụ cháy rừng tại thôn Háng Xê và thôn Sáng Pao, xã Xà Hồ. Vụ cháy tại thôn Háng Xê làm thiệt hại 3 ha rừng; trong đó, rừng trồng phòng hộ là 0,7 ha và rừng tự nhiên phòng hộ là 2,3 ha. Nguyên nhân là do Phàng Thị Mủa, trú tại thôn Háng Xê sản xuất nương rẫy, đốt dọn thực bì do bất cẩn gây cháy lan vào rừng.
Cũng vào thời điểm đó xảy ra vụ cháy tại thôn Sáng Pao làm thiệt hại 1 ha rừng tự nhiên phòng hộ. Nguyên nhân là do Thào Thị Dua và Thào Thị Mo, trú tại thôn Sáng Pao sản xuất nương rẫy, đốt dọn thực bì do bất cẩn gây cháy lan vào rừng. Tiếp đến ngày 5 và 6/4/2016, trên địa bàn huyện lại xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thôn Mù Cao và thôn Mông Đơ, xã Bản Mù. Vụ cháy tại thôn Mù Cao làm thiệt hại 3,4 ha rừng tự nhiên phòng hộ.
Nguyên nhân là do Giàng Thị Dở, trú tại thôn Mù Cao sản xuất nương rẫy, đốt dọn thực bì do bất cẩn gây cháy lan vào rừng. Còn vụ cháy tại thôn Mông Đơ làm thiệt hại 5 ha rừng tự nhiên phòng hộ do Tráng A Giang, trú tại thôn Mông Đơ sản xuất nương rẫy, đốt dọn thực bì do bất cẩn gây cháy lan vào rừng. Các đối tượng gây ra cháy rừng đã bị Tòa án nhân dân huyện xét xử nghiêm minh theo quy định của pháp luật...
Nguyên nhân các vụ cháy rừng trong vụ khô hanh năm 2015 - 2016 và những năm trước đây cũng chủ yếu là do tập tục canh tác nương rẫy của người dân trong mùa khô hanh gây ra cháy rừng. Vì vậy, để giữ rừng trong mùa khô hanh năm nay, các cấp chính quyền ở Trạm Tấu cần mạnh tay, kiên quyết hơn trong việc xử lý các đối tượng phát lấn rừng, sản xuất nương rẫy trái phép; ngăn chặn kịp thời các đối tượng cố tình đốt nương rẫy vào những ngày thời tiết nắng nóng kéo dài, gió Lào; mang lửa vào rừng...
Quan trọng hơn, huyện nên đưa nhiệm vụ BVR và PCCCR vào chỉ tiêu thi đua giữa các xã, thị trấn và một số ngành chức năng của huyện, có sơ kết, tổng kết, khen thưởng, kỷ luật... Như vậy, mới có thể giữ được diện tích rừng trồng phòng hộ, rừng tự nhiên phòng hộ trên địa bàn huyện không bị “giặc lửa” tấn công trong vụ khô hanh.