Ngày 27/5/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 621/QĐ-UBND công nhận Di tích lịch sử văn hóa Trận đánh Pháp tại làng Mỵ năm 1947- xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Lễ đón bằng công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh
1. Tên Di tích
Di tích lịch sử văn hóa Trận đánh Pháp tại làng Mỵ năm 1947.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 621/QĐ-UBND ngày 27/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận Di tích lịch sử văn hóa Trận đánh Pháp tại làng Mỵ năm 1947- xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm và đường đến Di tích
Di tích lịch sử văn hóa Trận đánh Pháp tại làng Mỵ năm 1947 thuộc thôn 13, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn, được khoanh vùng bảo vệ trên diện tích 339m2, nằm trên trục đường Quốc lộ 37, cách trụ sở Ủy ban nhân dân xã Tân Thịnh 500m; cách trung tâm huyện Văn Chấn 30 km, cách thị xã Nghĩa Lộ 42 km; cách trung tâm tỉnh Yên Bái 42 km về phía Tây.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Di tích lịch sử văn hóa Trận đánh Pháp tại làng Mỵ năm 1947, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là nơi ghi dấu mốc son lịch sử trong kháng chiến chống Pháp. Làng Mỵ là nơi được quân và dân ta sử dụng làm địa điểm an toàn để dựng lán sơ tán, cất giấu của cải, là nơi sinh sống của người già và trẻ nhỏ tránh sự càn quét và cướp phá của kẻ thù.
Ngày 31/12/1947, quân Pháp mở cuộc tấn công vào căn cứ của ta. Du kích Tân Thịnh, Đại Lịch cùng với Đại đội 524 với khí thế cách mạng kiên cường, anh dũng đã tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng, làm cho quân Pháp khiếp sợ và buộc phải đầu hàng, giao nộp nhiều vũ khí, đạn dược. Đây là một trong những trận phục kích hiệu quả, một trận đánh hay đã đi vào lịch sử đánh giặc của lực lượng vũ trang tỉnh Yên Bái và gây tiếng vang lớn.
Sau trận phục kích Mỵ, địch điên cuồng điều quân từ đồn Đồng Bồ, Ba Khe, Ca Vịnh đánh vào Mỵ (lúc này bộ đội đã rút đi làm nhiệm khác) với quân số đông, vũ khí hiện đại, tiến vào Mỵ theo 3 hướng. Do lực lượng ít, vũ khí thô sơ nên du kích đã mưu trí dùng “gậy ông lại đập lưng ông” để đánh địch. Du kích chia làm 3 mũi đón đánh địch, vừa đánh vừa rút, lừa cho chúng tập trung vào một điểm ta nổ súng dữ dội, rồi từ từ rút về căn cứ, 3 mũi của địch cùng tiến đánh, cứ tưởng quân ta nên chúng tự bắn nhau. Càng thua đau, bọn Pháp càng hung hãn và tàn ác.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân các dân tộc xã Tân Thịnh huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cùng với Miền Bắc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng XHCN và bảo vệ Tổ quốc với khẩu hiệu “Vì Miền Nam ruột thịt”; “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”; “Tất cả cho tiền tuyến”; “Mỗi người là một chiến sỹ, mỗi thôn xóm là một pháo đài”; “Tay cày tay súng”; “Mỗi người làm việc bằng hai, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”; “Ba sẵn sàng, ba đảm đang”…
Trong những ngày đầu kháng chiến, Tỉnh ủy Yên Bái chủ trương thành lập nhiều tổ đội công tác và đội võ trang tuyên truyền để đưa về vùng địch tạm chiếm bí mật xây dựng cơ sở, củng cố lực lượng quân sự, đồng thời phối hợp với du kích đánh địch. Sau khi Pháp tái chiếm Văn Chấn, chúng lập phân khu Nghĩa Lộ cùng với hệ thống đồn bốt, sân bay dày đặc dọc theo Quốc lộ 13A từ Trấn Yên vào Nghĩa Lộ với hàng trăm quân, có trình độ kỹ thuật, chiến thuật, vũ khí hiện đại nhất, chiếm ưu thế hơn hẳn bộ đội ta, nhằm án ngữ con đường huyết mạch Yên Bái - Nghĩa Lộ, bảo vệ cho phân khu Nghĩa Lộ và không cho lực lượng của ta tiến công đánh vào Nghĩa Lộ và các tỉnh Sơn La, Lai Châu…
Sau nhiều trận càn quét của địch, bộ đội ta tạm thời rút về phía tả ngạn sông Hồng, trước những thắng lợi đó, địch có tư tưởng chủ quan, tuy nhiên địch vẫn thường xuyên tổ chức các cuộc càn quét lùng sục truy tìm triệt phá các cơ sở du kích của ta, bắt cóc cán bộ kết hợp với các cuộc hành quân nhằm khuếch trương lực lượng. Nhân dân xã Tân Thịnh, Chấn Thịnh, Đại Lịch bị địch tạm thời chiếm đóng, chúng lập chính quyền tay sai, ra sức càn quét, song phong trào du kích các xã Tân Thịnh, Chấn Thịnh, Đại Lịch được giữ vững, chính quyền và nhân dân có lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng ủng hộ bộ đội về mọi mặt, đã phối hợp với bộ đội đánh nhiều trận có kết quả như trận Đèo Din, Bãi Chám, Khe Bậu. Theo thời gian, trận đánh lịch sử chống Pháp tại làng Mỵ xã Tân Thịnh đã luôn được nhiều thế hệ người dân Tân Thịnh khắc ghi về những ngày tháng gian nan, khó khăn chống giặc ngoại xâm cùng những chiến công hiển hách trong kháng chiến chống Pháp.
Nhân dân các dân tộc xã Tân Thịnh giàu truyền thống cách mạng, đánh giặc giữ nước. Trải qua các thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, thời nào Tân Thịnh cũng có dân binh theo quan binh triều đình tham gia đánh giặc. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhân dân các dân tộc Tân Thịnh phát huy truyền thống, đoàn kết, anh dũng, kiên cường chiến đấu, đập tan mọi âm mưu của địch, góp phần cùng quân dân cả nước làm nên chiến thắng chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ lẫy lừng năm châu chấn động địa cầu và chiến thắng chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước.
Hiện nay Di tích trận phục kích Pháp thôn Mỵ năm 1947 đã có nhiều thay đổi, làng Mỵ những năm 1947 nay đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa, xã hội của xã Tân Thịnh. Địa điểm diễn ra trận phục kích nay đã xây dựng trụ sở và vườn ươm của Công ty Lâm trường Ngòi Lao, hai bên đường đã có nhiều gia đình xây dựng nhà ở kiên cố, đông dân, sầm uất.
Trận phục kích Pháp tại làng Mỵ đã đi vào lịch sử đánh giặc của xã Tân Thịnh nói riêng, huyện Văn Chấn - Yên Bái nói chung, mãi mãi sẽ là biểu tượng, bản anh hùng ca của nhân dân các dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Do đó, Di tích lịch sử văn hoá Trận đánh Pháp tại làng Mỵ năm 1947, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4073 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 27/5/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 621/QĐ-UBND công nhận Di tích lịch sử văn hóa Trận đánh Pháp tại làng Mỵ năm 1947- xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.1. Tên Di tích
Di tích lịch sử văn hóa Trận đánh Pháp tại làng Mỵ năm 1947.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 621/QĐ-UBND ngày 27/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận Di tích lịch sử văn hóa Trận đánh Pháp tại làng Mỵ năm 1947- xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm và đường đến Di tích
Di tích lịch sử văn hóa Trận đánh Pháp tại làng Mỵ năm 1947 thuộc thôn 13, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn, được khoanh vùng bảo vệ trên diện tích 339m2, nằm trên trục đường Quốc lộ 37, cách trụ sở Ủy ban nhân dân xã Tân Thịnh 500m; cách trung tâm huyện Văn Chấn 30 km, cách thị xã Nghĩa Lộ 42 km; cách trung tâm tỉnh Yên Bái 42 km về phía Tây.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Di tích lịch sử văn hóa Trận đánh Pháp tại làng Mỵ năm 1947, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là nơi ghi dấu mốc son lịch sử trong kháng chiến chống Pháp. Làng Mỵ là nơi được quân và dân ta sử dụng làm địa điểm an toàn để dựng lán sơ tán, cất giấu của cải, là nơi sinh sống của người già và trẻ nhỏ tránh sự càn quét và cướp phá của kẻ thù.
Ngày 31/12/1947, quân Pháp mở cuộc tấn công vào căn cứ của ta. Du kích Tân Thịnh, Đại Lịch cùng với Đại đội 524 với khí thế cách mạng kiên cường, anh dũng đã tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng, làm cho quân Pháp khiếp sợ và buộc phải đầu hàng, giao nộp nhiều vũ khí, đạn dược. Đây là một trong những trận phục kích hiệu quả, một trận đánh hay đã đi vào lịch sử đánh giặc của lực lượng vũ trang tỉnh Yên Bái và gây tiếng vang lớn.
Sau trận phục kích Mỵ, địch điên cuồng điều quân từ đồn Đồng Bồ, Ba Khe, Ca Vịnh đánh vào Mỵ (lúc này bộ đội đã rút đi làm nhiệm khác) với quân số đông, vũ khí hiện đại, tiến vào Mỵ theo 3 hướng. Do lực lượng ít, vũ khí thô sơ nên du kích đã mưu trí dùng “gậy ông lại đập lưng ông” để đánh địch. Du kích chia làm 3 mũi đón đánh địch, vừa đánh vừa rút, lừa cho chúng tập trung vào một điểm ta nổ súng dữ dội, rồi từ từ rút về căn cứ, 3 mũi của địch cùng tiến đánh, cứ tưởng quân ta nên chúng tự bắn nhau. Càng thua đau, bọn Pháp càng hung hãn và tàn ác.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân các dân tộc xã Tân Thịnh huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cùng với Miền Bắc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng XHCN và bảo vệ Tổ quốc với khẩu hiệu “Vì Miền Nam ruột thịt”; “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”; “Tất cả cho tiền tuyến”; “Mỗi người là một chiến sỹ, mỗi thôn xóm là một pháo đài”; “Tay cày tay súng”; “Mỗi người làm việc bằng hai, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”; “Ba sẵn sàng, ba đảm đang”…
Trong những ngày đầu kháng chiến, Tỉnh ủy Yên Bái chủ trương thành lập nhiều tổ đội công tác và đội võ trang tuyên truyền để đưa về vùng địch tạm chiếm bí mật xây dựng cơ sở, củng cố lực lượng quân sự, đồng thời phối hợp với du kích đánh địch. Sau khi Pháp tái chiếm Văn Chấn, chúng lập phân khu Nghĩa Lộ cùng với hệ thống đồn bốt, sân bay dày đặc dọc theo Quốc lộ 13A từ Trấn Yên vào Nghĩa Lộ với hàng trăm quân, có trình độ kỹ thuật, chiến thuật, vũ khí hiện đại nhất, chiếm ưu thế hơn hẳn bộ đội ta, nhằm án ngữ con đường huyết mạch Yên Bái - Nghĩa Lộ, bảo vệ cho phân khu Nghĩa Lộ và không cho lực lượng của ta tiến công đánh vào Nghĩa Lộ và các tỉnh Sơn La, Lai Châu…
Sau nhiều trận càn quét của địch, bộ đội ta tạm thời rút về phía tả ngạn sông Hồng, trước những thắng lợi đó, địch có tư tưởng chủ quan, tuy nhiên địch vẫn thường xuyên tổ chức các cuộc càn quét lùng sục truy tìm triệt phá các cơ sở du kích của ta, bắt cóc cán bộ kết hợp với các cuộc hành quân nhằm khuếch trương lực lượng. Nhân dân xã Tân Thịnh, Chấn Thịnh, Đại Lịch bị địch tạm thời chiếm đóng, chúng lập chính quyền tay sai, ra sức càn quét, song phong trào du kích các xã Tân Thịnh, Chấn Thịnh, Đại Lịch được giữ vững, chính quyền và nhân dân có lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng ủng hộ bộ đội về mọi mặt, đã phối hợp với bộ đội đánh nhiều trận có kết quả như trận Đèo Din, Bãi Chám, Khe Bậu. Theo thời gian, trận đánh lịch sử chống Pháp tại làng Mỵ xã Tân Thịnh đã luôn được nhiều thế hệ người dân Tân Thịnh khắc ghi về những ngày tháng gian nan, khó khăn chống giặc ngoại xâm cùng những chiến công hiển hách trong kháng chiến chống Pháp.
Nhân dân các dân tộc xã Tân Thịnh giàu truyền thống cách mạng, đánh giặc giữ nước. Trải qua các thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, thời nào Tân Thịnh cũng có dân binh theo quan binh triều đình tham gia đánh giặc. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhân dân các dân tộc Tân Thịnh phát huy truyền thống, đoàn kết, anh dũng, kiên cường chiến đấu, đập tan mọi âm mưu của địch, góp phần cùng quân dân cả nước làm nên chiến thắng chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ lẫy lừng năm châu chấn động địa cầu và chiến thắng chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước.
Hiện nay Di tích trận phục kích Pháp thôn Mỵ năm 1947 đã có nhiều thay đổi, làng Mỵ những năm 1947 nay đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa, xã hội của xã Tân Thịnh. Địa điểm diễn ra trận phục kích nay đã xây dựng trụ sở và vườn ươm của Công ty Lâm trường Ngòi Lao, hai bên đường đã có nhiều gia đình xây dựng nhà ở kiên cố, đông dân, sầm uất.
Trận phục kích Pháp tại làng Mỵ đã đi vào lịch sử đánh giặc của xã Tân Thịnh nói riêng, huyện Văn Chấn - Yên Bái nói chung, mãi mãi sẽ là biểu tượng, bản anh hùng ca của nhân dân các dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Do đó, Di tích lịch sử văn hoá Trận đánh Pháp tại làng Mỵ năm 1947, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.