CTTĐT - Đã thành truyền thống, cứ ngày rằm tháng Giêng, hàng ngàn người dân và du khách thập phương lại tìm về khu Di tích lịch sử văn hóa đình - đền – chùa Nam Cường của thành phố Yên Bái - nơi được cho là hội tụ những nét văn hóa đặc trưng của người Việt.
Trình duyệt không hỗ trợ xem trực tuyến
Sau lễ thả chim cầu an là lễ mừng thọ cho các vị cao niên trong xã thể hiện đạo lý kính già yêu trẻ truyền thống của người Việt Nam.
1. Nguồn gốc lễ hội và hiện trạng Đền:
Xã Nam Cường - thành phố Yên Bái được hình thành bởi những người dân ở tỉnh Nam Định lên mở đất định cư từ năm 1903. Năm 1923, các cụ cao niên trong xã đã về Đền Kiếp Bạc (Hải Dương) rước chân nhang của Trần Triều Hiển thánh Hưng Đạo Đại Vương và chân nhang của Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giầy (Nam Định) về thờ tại đền Mẫu Nam Cường. Và đền được đặt tên là Mẫu Nghi Thiên Hạ với ý nghĩa tôn thờ Thánh Mẫu. Từ đó cho đến nay, cứ vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm, đông đảo nhân dân lại tụ họp, mở hội xuân rước Mẫu linh đình để tỏ lòng tôn kính.
Ngày 6/2/2012 (tức Rằm tháng Giêng Âm lịch), theo truyền thống từ năm 1923 đến nay, nhằm tôn vinh những bậc tiền bối có công dựng làng mở đất, xã Nam Cường (TP Yên Bái) đã tưng bừng tổ chức lễ hội đền Mẫu Nam Cường năm 2012.
Cộng đồng dân cư xuất xứ từ một số xã thuộc 2 huyện Xuân Trường và Giao Thủy nên đã mang theo những nét văn hoá đặc trưng của đồng bằng lên vùng miền núi, để Nam Cường hội tụ những nét văn hóa sinh động gần 100 năm hình thành và phát triển.
Theo thời gian, những tập tục sinh hoạt đã dần thay đổi để phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, song những truyền thống văn hoá còn được lưu giữ mãi cho tới ngày hôm nay. Truyền thống cần cù lao động, đoàn kết, kính già yêu trẻ, hiếu học… là những nền tảng để Nam Cường trở thành một địa phương có bước đi lên.
Trong xã, có một cụm quần thể di tích văn hoá tâm linh độc đáo đó là cụm di tích Đình - Đền – Chùa mang dáng dấp đặc trưng của đình chùa vùng đồng bằng. Đây chính là nơi để nhân dân trong xã cầu phúc cho gia đình và cộng đồng.
Theo những cụ cao niên trong xã, vùng đất Nam Cường xưa kia vốn là nơi rừng thiêng nước độc. Để cầu phúc an dân, năm 1923, Đền Mẫu được xây dựng, thờ Thánh Mẫu Linh Từ. Năm 1933, Hội đồng các cụ cao niên trong xã đã về Đền Kiếp Bạc tỉnh Hải Dương rước chân nhang Trần triều hiển thánh Hưng Đạo Đại Vương và chân nhang Công chúa Liễu Hạnh ở Đền Phủ Giầy - Nam Định về thờ tại Đền Mẫu Nam Cường. Ngôi đền này được các bậc tiền bối chiêu dân lập xã Nam Cường xây dựng để tôn thờ Thánh Mẫu, tỏ lòng tôn kính đối với đất mẹ hiền từ. Đền Mẫu - Đình Nam Cường - Chùa Vạn Thắng được quan tâm xây dựng, nằm trong cụm di tích lịch sử văn hoá tâm linh của xã Nam Cường và trở thành các thiết chế văn hóa, gắn liền với đời sống nhân dân. Ở đây diễn ra nhiều hoạt động văn hóa tinh thần của người dân, đặc biệt là Lễ hội Đền Mẫu được tổ chức vào rằm tháng Giêng hàng năm.
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Đền Mẫu - Đình - Chùa không những là nơi cầu tế cho quốc thái - dân an, nơi hội họp sinh hoạt làng xã mà trong kháng chiến còn là nơi cán bộ Việt Minh phát động nhân dân đứng lên giành chính quyền về tay cách mạng (tháng 8/1945), là trụ sở làm việc của chính quyền xã từ buổi ban đầu, là kho dự trữ lương thực, là điểm dừng chân của một số đơn vị khi vào giải phóng Điện Biên Phủ, là lớp học trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, là nơi tiễn đưa bao lớp thanh niên trong xã lên đường tòng quân.
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, các công trình bị bom đạn giặc tàn phá nặng nề. Năm 1998, theo nguyện vọng của nhân dân địa phương, Đền Thánh Mẫu được tôn tạo. Tiếp đó, Đình làng, Chùa Vạn Thắng cũng được nhân dân đóng góp xây dựng, tôn tạo lại kiên cố và vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc của Đền - Đình xưa kia.
2. Thời gian tổ chức lễ hội: Hàng năm Lễ hội đền Mẫu xã Nam Cường được tổ chức vào rằm tháng giêng, với hai phần chính là phần lễ và phần hội.
3. Phong tục lễ hội:
Để bảo tồn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của địa phương, đã phục dựng và duy trì phát triển lễ hội truyền thống Đền Mẫu rằm tháng giêng với các hoạt động được chia thành 2 phần đó là: Phần Lễ và phần Hội.
Phần lễ cầu cho mùa màng tươi tốt, tránh được thiên tai, cầu được sức khoẻ dồi dào cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Sau là dâng hương tỏ lòng biết ơn các thủ chiêu và bậc tiền bối đã có công lập xã.
Tiếp đến là lễ thả chim cầu an. Một gia đình được các cụ cao niên trong xã chọn để làm lễ thả chim phải đủ điều kiện khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, con cháu ngoan hiền, học hành đỗ đạt. 12 con chim bồ câu được thả với mong ước 12 tháng trong năm dân làng được bình an hạnh phúc. Đây là một nét đẹp văn hoá đầy ý nghĩa tinh thần của bà con nhân dân, thể hiện nguyện ước giữa con người và thế giới tự nhiên.
Sau lễ thả chim cầu an là lễ mừng thọ cho các vị cao niên trong xã thể hiện đạo lý kính già yêu trẻ truyền thống của người Việt Nam.
Trong lễ hội còn tổ chức trao phần thưởng cho các cháu học sinh giỏi là con em trong xã với mong ước con cháu trong làng trong xã ngày càng học rộng tài cao, đời đời phúc đức sẽ góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Sau khi phần lễ kết thúc, tất cả người dân trong làng, nhất là các nam nữ thanh niên sẽ tham gia vào phần hội với nhiều hoạt động văn hoá, thể thao phong phú như: hội đua thuyền dâng hương, kéo co, cầu lông, cờ tướng, chọi gà… Lễ hội kéo dài đến tối ngày rằm tháng Giêng, với các tiết mục văn nghệ của chính những người con xã Nam Cường. Và đặc biệt là lễ thả hoa đăng cầu an được tổ chức ngay tại hồ phía trước của đình - đền – chùa Nam Cường với sự tham gia của đông đảo nhân dân.
Các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng cũng như những trò chơi dân gian giúp cho mọi người trong làng gần gũi với nhau hơn. Không những thế những hoạt động mang đậm những giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống, những chuẩn mực đạo đức, tính hướng thiện được người dân truyền đạt và tác động trực tiếp đến nhận thức của thế hệ trẻ. Từ đó tạo dựng thêm bề dày lịch sử văn hoá của xã Nam Cường.
4. Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh: Ngày 16/8/2005, UBND tỉnh Yên Bái ban hành quyết định số 275/QĐ – CTUBND công nhận Di tích đình, đền, chùa Nam Cường là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
5. Thông tin liên hệ
- Liên hệ Ban quản lý lễ hội: Số điện thoại 0989.009.537 (Bà Đoàn Thị Oanh - cán bộ phường Nam Cường, TP Yên Bái).
- Cơ sở Lưu trú gần đó: Nhà nghỉ Hoa Lư cách khu di tích 200 mét.
- Dịch vụ ăn uống: Nhà hàng Tuấn Lan cách khu di tích 200 mét.
BAN BIÊN TẬP
4929 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đã thành truyền thống, cứ ngày rằm tháng Giêng, hàng ngàn người dân và du khách thập phương lại tìm về khu Di tích lịch sử văn hóa đình - đền – chùa Nam Cường của thành phố Yên Bái - nơi được cho là hội tụ những nét văn hóa đặc trưng của người Việt.
Sau lễ thả chim cầu an là lễ mừng thọ cho các vị cao niên trong xã thể hiện đạo lý kính già yêu trẻ truyền thống của người Việt Nam.
1. Nguồn gốc lễ hội và hiện trạng Đền:
Xã Nam Cường - thành phố Yên Bái được hình thành bởi những người dân ở tỉnh Nam Định lên mở đất định cư từ năm 1903. Năm 1923, các cụ cao niên trong xã đã về Đền Kiếp Bạc (Hải Dương) rước chân nhang của Trần Triều Hiển thánh Hưng Đạo Đại Vương và chân nhang của Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giầy (Nam Định) về thờ tại đền Mẫu Nam Cường. Và đền được đặt tên là Mẫu Nghi Thiên Hạ với ý nghĩa tôn thờ Thánh Mẫu. Từ đó cho đến nay, cứ vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm, đông đảo nhân dân lại tụ họp, mở hội xuân rước Mẫu linh đình để tỏ lòng tôn kính.
Ngày 6/2/2012 (tức Rằm tháng Giêng Âm lịch), theo truyền thống từ năm 1923 đến nay, nhằm tôn vinh những bậc tiền bối có công dựng làng mở đất, xã Nam Cường (TP Yên Bái) đã tưng bừng tổ chức lễ hội đền Mẫu Nam Cường năm 2012.
Cộng đồng dân cư xuất xứ từ một số xã thuộc 2 huyện Xuân Trường và Giao Thủy nên đã mang theo những nét văn hoá đặc trưng của đồng bằng lên vùng miền núi, để Nam Cường hội tụ những nét văn hóa sinh động gần 100 năm hình thành và phát triển.
Theo thời gian, những tập tục sinh hoạt đã dần thay đổi để phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, song những truyền thống văn hoá còn được lưu giữ mãi cho tới ngày hôm nay. Truyền thống cần cù lao động, đoàn kết, kính già yêu trẻ, hiếu học… là những nền tảng để Nam Cường trở thành một địa phương có bước đi lên.
Trong xã, có một cụm quần thể di tích văn hoá tâm linh độc đáo đó là cụm di tích Đình - Đền – Chùa mang dáng dấp đặc trưng của đình chùa vùng đồng bằng. Đây chính là nơi để nhân dân trong xã cầu phúc cho gia đình và cộng đồng.
Theo những cụ cao niên trong xã, vùng đất Nam Cường xưa kia vốn là nơi rừng thiêng nước độc. Để cầu phúc an dân, năm 1923, Đền Mẫu được xây dựng, thờ Thánh Mẫu Linh Từ. Năm 1933, Hội đồng các cụ cao niên trong xã đã về Đền Kiếp Bạc tỉnh Hải Dương rước chân nhang Trần triều hiển thánh Hưng Đạo Đại Vương và chân nhang Công chúa Liễu Hạnh ở Đền Phủ Giầy - Nam Định về thờ tại Đền Mẫu Nam Cường. Ngôi đền này được các bậc tiền bối chiêu dân lập xã Nam Cường xây dựng để tôn thờ Thánh Mẫu, tỏ lòng tôn kính đối với đất mẹ hiền từ. Đền Mẫu - Đình Nam Cường - Chùa Vạn Thắng được quan tâm xây dựng, nằm trong cụm di tích lịch sử văn hoá tâm linh của xã Nam Cường và trở thành các thiết chế văn hóa, gắn liền với đời sống nhân dân. Ở đây diễn ra nhiều hoạt động văn hóa tinh thần của người dân, đặc biệt là Lễ hội Đền Mẫu được tổ chức vào rằm tháng Giêng hàng năm.
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Đền Mẫu - Đình - Chùa không những là nơi cầu tế cho quốc thái - dân an, nơi hội họp sinh hoạt làng xã mà trong kháng chiến còn là nơi cán bộ Việt Minh phát động nhân dân đứng lên giành chính quyền về tay cách mạng (tháng 8/1945), là trụ sở làm việc của chính quyền xã từ buổi ban đầu, là kho dự trữ lương thực, là điểm dừng chân của một số đơn vị khi vào giải phóng Điện Biên Phủ, là lớp học trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, là nơi tiễn đưa bao lớp thanh niên trong xã lên đường tòng quân.
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, các công trình bị bom đạn giặc tàn phá nặng nề. Năm 1998, theo nguyện vọng của nhân dân địa phương, Đền Thánh Mẫu được tôn tạo. Tiếp đó, Đình làng, Chùa Vạn Thắng cũng được nhân dân đóng góp xây dựng, tôn tạo lại kiên cố và vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc của Đền - Đình xưa kia.
2. Thời gian tổ chức lễ hội: Hàng năm Lễ hội đền Mẫu xã Nam Cường được tổ chức vào rằm tháng giêng, với hai phần chính là phần lễ và phần hội.
3. Phong tục lễ hội:
Để bảo tồn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của địa phương, đã phục dựng và duy trì phát triển lễ hội truyền thống Đền Mẫu rằm tháng giêng với các hoạt động được chia thành 2 phần đó là: Phần Lễ và phần Hội.
Phần lễ cầu cho mùa màng tươi tốt, tránh được thiên tai, cầu được sức khoẻ dồi dào cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Sau là dâng hương tỏ lòng biết ơn các thủ chiêu và bậc tiền bối đã có công lập xã.
Tiếp đến là lễ thả chim cầu an. Một gia đình được các cụ cao niên trong xã chọn để làm lễ thả chim phải đủ điều kiện khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, con cháu ngoan hiền, học hành đỗ đạt. 12 con chim bồ câu được thả với mong ước 12 tháng trong năm dân làng được bình an hạnh phúc. Đây là một nét đẹp văn hoá đầy ý nghĩa tinh thần của bà con nhân dân, thể hiện nguyện ước giữa con người và thế giới tự nhiên.
Sau lễ thả chim cầu an là lễ mừng thọ cho các vị cao niên trong xã thể hiện đạo lý kính già yêu trẻ truyền thống của người Việt Nam.
Trong lễ hội còn tổ chức trao phần thưởng cho các cháu học sinh giỏi là con em trong xã với mong ước con cháu trong làng trong xã ngày càng học rộng tài cao, đời đời phúc đức sẽ góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Sau khi phần lễ kết thúc, tất cả người dân trong làng, nhất là các nam nữ thanh niên sẽ tham gia vào phần hội với nhiều hoạt động văn hoá, thể thao phong phú như: hội đua thuyền dâng hương, kéo co, cầu lông, cờ tướng, chọi gà… Lễ hội kéo dài đến tối ngày rằm tháng Giêng, với các tiết mục văn nghệ của chính những người con xã Nam Cường. Và đặc biệt là lễ thả hoa đăng cầu an được tổ chức ngay tại hồ phía trước của đình - đền – chùa Nam Cường với sự tham gia của đông đảo nhân dân.
Các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng cũng như những trò chơi dân gian giúp cho mọi người trong làng gần gũi với nhau hơn. Không những thế những hoạt động mang đậm những giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống, những chuẩn mực đạo đức, tính hướng thiện được người dân truyền đạt và tác động trực tiếp đến nhận thức của thế hệ trẻ. Từ đó tạo dựng thêm bề dày lịch sử văn hoá của xã Nam Cường.
4. Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh: Ngày 16/8/2005, UBND tỉnh Yên Bái ban hành quyết định số 275/QĐ – CTUBND công nhận Di tích đình, đền, chùa Nam Cường là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
5. Thông tin liên hệ
- Liên hệ Ban quản lý lễ hội: Số điện thoại 0989.009.537 (Bà Đoàn Thị Oanh - cán bộ phường Nam Cường, TP Yên Bái).
- Cơ sở Lưu trú gần đó: Nhà nghỉ Hoa Lư cách khu di tích 200 mét.
- Dịch vụ ăn uống: Nhà hàng Tuấn Lan cách khu di tích 200 mét.
BAN BIÊN TẬP