Để phòng, chống mại dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm, Điều 11 Nghị định 178/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, quy định trách nhiệm của các cơ sở này như sau:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn, điều kiện cấp phép, điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Đăng ký kinh doanh và có giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật; không được sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể lực, trí lực và nhân cách của họ; ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động và quản lý hoạt động của các nhân viên này theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động. Chủ cơ sở, người quản lý, điều hành phải kiểm tra bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của người lao động trước khi thực hiện hợp đồng lao động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc người lao động không có chứng chỉ hành nghề;
- Ký cam kết với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh về việc không để tệ nạn mại dâm xảy ra ở cơ sở mình; thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm;
- Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn người lao động, thực hiện đăng ký tạm trú cho những người thuộc diện phải đăng ký tạm trú với cơ quan Công an có thẩm quyền; xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, hợp đồng lao động, giấy chứng nhận của chính quyền địa phương nơi người đó thường trú xác nhận là người của địa phương hoặc giấy báo tạm vắng để đi làm ăn sinh sống và bản cam kết không tham gia tệ nạn mại dâm, khi được cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu;
- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng qúy cho người lao động và theo dõi, giám sát việc điều trị bệnh;
- Người lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm phải có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với công việc được giao theo quy định của pháp luật; chấp hành các quy định về quản lý hộ khẩu, khám sức khoẻ theo định kỳ và cam kết không vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.
Ban Biên tập
Để phòng, chống mại dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm, Điều 11 Nghị định 178/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, quy định trách nhiệm của các cơ sở này như sau:- Chấp hành nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn, điều kiện cấp phép, điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Đăng ký kinh doanh và có giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật; không được sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể lực, trí lực và nhân cách của họ; ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động và quản lý hoạt động của các nhân viên này theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động. Chủ cơ sở, người quản lý, điều hành phải kiểm tra bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của người lao động trước khi thực hiện hợp đồng lao động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc người lao động không có chứng chỉ hành nghề;
- Ký cam kết với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh về việc không để tệ nạn mại dâm xảy ra ở cơ sở mình; thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm;
- Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn người lao động, thực hiện đăng ký tạm trú cho những người thuộc diện phải đăng ký tạm trú với cơ quan Công an có thẩm quyền; xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, hợp đồng lao động, giấy chứng nhận của chính quyền địa phương nơi người đó thường trú xác nhận là người của địa phương hoặc giấy báo tạm vắng để đi làm ăn sinh sống và bản cam kết không tham gia tệ nạn mại dâm, khi được cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu;
- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng qúy cho người lao động và theo dõi, giám sát việc điều trị bệnh;
- Người lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm phải có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với công việc được giao theo quy định của pháp luật; chấp hành các quy định về quản lý hộ khẩu, khám sức khoẻ theo định kỳ và cam kết không vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.
Các bài khác
- Siết chặt quản lý cơ sở kinh doanh "dịch vụ nhạy cảm"
- Pháp luật quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống mại dâm
- Quy định của pháp luật về mức xử phạt đối với các hành vi phổ biến, tàng trữ băng, đĩa ca nhạc, sân khấu có nội dung phản động, đồi trụy
- Hành vi môi giới mại dâm có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mại dâm được pháp luật về phòng, chống mại dâm quy định như thế nào ?
- Chế độ, chính sách trợ cấp đối với người tham gia phòng, chống mại dâm bị thiệt hại về sức khoẻ và tính mạng được pháp luật quy định như thế nào?
- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra việc phòng, chống mại dâm
- Quyết liệt đấu tranh phòng, chống tệ nạn mại dâm
- Quy hoạch chặt chẽ hoạt động dịch vụ karaoke, vũ trường
- Cuộc chiến chưa hết cam go