CTTĐT - Sau 10 năm triển khai Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới tại đơn vị, địa phương, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân dân ngày càng được nâng lên, gắn kết chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn với thực hiện phòng, chống ma túy nói riêng và phòng chống tội phạm nói chung, góp phần giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Từ tháng 9 năm 2013, đến tháng 6 năm 2018 của tỉnh Yên Bái đã thực hiện điều trị tại 9 cơ sở điều trị tuyến huyện/thành phố và số bệnh nhân đang được điều trị Methadone tổng số là 1.037 người
Là cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ trong công tác phòng chống ma túy Sở Y tế đã chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Yên Bái ban hành văn bản, kế hoạch chỉ đạo tích cực hoạt động phòng, chống ma túy lồng ghép với công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Yên Bái dựa trên quy định của Luật phòng, chống ma túy.
Sau khi tiếp nhận các văn bản pháp quy trong việc quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc, Sở Y tế đã triển khai văn bản hướng dẫn thực hiện các Thông tư trên đến tất cả các cơ sở khám chữa bệnh công lập, các công ty dược phẩm trong tỉnh và giao cho Công ty cổ phần dược phẩm Yên Bái làm đầu mối cung ứng toàn bộ số lượng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc trên địa bàn tỉnh Yên Bái cho các cở sở khám chữa bệnh, các đơn vị có sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc, các cơ sở bán lẻ thuốc được phép. Cùng với đó, hàng năm định kỳ theo kế hoạch kiểm tra 6 tháng đầu năm và cả năm, Sở Y tế tiến hành kiểm tra việc thực hiện mua bán, sử dụng các thuốc trên tại các cơ sở khám chữa bệnh, kinh doanh thuốc. Sở Y tế có tổ chức tập huấn hướng dẫn các đơn vị kinh doanh, các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở bán lẻ thuốc về việc kinh doanh, quản lý các thuốc phải kiểm soát đặc biệt theo các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế. Không để xảy ra hiện tượng thất thoát, hao hụt vi phạm quy chế chuyên môn quy định.
Đối với công tác điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện, Sở Y tế đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các Sở ngành và giao nhiệm vụ cho ngành Y tế tích cực triển khai và nhân rộng mô hình điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone. Tổ chức đào tạo cho đội ngũ nhân viên trong ngành và lực lượng tham gia công tác điều trị nghiện của Sở Lao động TB&XH quản lý.
Kết quả triển khai từ tháng 9 năm 2013, đến tháng 6 năm 2018 của tỉnh Yên Bái đã thực hiện điều trị tại 9 cơ sở điều trị tuyến huyện/thành phố và số bệnh nhân đang được điều trị Methadone tổng số là 1.037 người, cụ thể gồm: Thành phố Yên Bái 435 người; Văn Yên là 109 người; Nghĩa Lộ là 168 người; Văn Chấn là 119 người; Mù Cang Chải là 152 người; Lục Yên là 32 người; Yên Bình là 22 người; số bệnh nhân lũy tích là 1.830 người.
Qua đó làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong nhóm nghiện chích ma túy; Giảm đáng kể hành vị sử dụng ma túy trong nhóm bệnh nhân tham gia diều trị; Bệnh nhân sau điều trị bằng thuốc methadone đã từng bước hồi phục sức khỏe, ổn định tâm lý, có thể làm việc lao động bình thường, thoát khỏi sự phụ thuộc vào ma túy, cải thiện tốt về sức khỏe, chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc sống. Giúp cho người nghiện ma túy sớm hòa nhập với cộng đồng, mang lại hạnh phúc cho gia đình và sự bình yên cho xã hội.
Bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X vẫn còn có khó khăn tồn tại, như: Sự vào cuộc ở một số cấp chính quyền tuyến cơ sở chưa thực sự quyết liệt, thiếu sự chỉ đạo, thiếu sự giám sát kiểm tra; địa bàn rộng, dân cư sống rải rác, phong tục tập quán có sự khác biệt giữa các dân tộc là khó khăn nhất định cho hoạt động tuyên truyền phổ biến Luật Phòng, chống ma túy, công tác đấu tranh phòng, chống ma túy, cũng như việc triển khai các hoạt động can thiệp giảm thiểu tác động của ma túy đối với cộng đồng.
Trong thời gian tới, tiếp tục tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới với các hoạt động chuyên môn của ngành như: Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế trong công tác xác định tình trạng nghiện ma túy đồng thời cập nhật các phác đồ điều trị nghiện ma túy; Quản lý các loại tiền chất và tân dược gây nghiện theo đúng quy định; Tăng cường triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế … để góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành Luật phòng, chống ma túy của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau 10 năm triển khai Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới tại đơn vị, địa phương, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân dân ngày càng được nâng lên, gắn kết chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn với thực hiện phòng, chống ma túy nói riêng và phòng chống tội phạm nói chung, góp phần giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.Là cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ trong công tác phòng chống ma túy Sở Y tế đã chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Yên Bái ban hành văn bản, kế hoạch chỉ đạo tích cực hoạt động phòng, chống ma túy lồng ghép với công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Yên Bái dựa trên quy định của Luật phòng, chống ma túy.
Sau khi tiếp nhận các văn bản pháp quy trong việc quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc, Sở Y tế đã triển khai văn bản hướng dẫn thực hiện các Thông tư trên đến tất cả các cơ sở khám chữa bệnh công lập, các công ty dược phẩm trong tỉnh và giao cho Công ty cổ phần dược phẩm Yên Bái làm đầu mối cung ứng toàn bộ số lượng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc trên địa bàn tỉnh Yên Bái cho các cở sở khám chữa bệnh, các đơn vị có sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc, các cơ sở bán lẻ thuốc được phép. Cùng với đó, hàng năm định kỳ theo kế hoạch kiểm tra 6 tháng đầu năm và cả năm, Sở Y tế tiến hành kiểm tra việc thực hiện mua bán, sử dụng các thuốc trên tại các cơ sở khám chữa bệnh, kinh doanh thuốc. Sở Y tế có tổ chức tập huấn hướng dẫn các đơn vị kinh doanh, các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở bán lẻ thuốc về việc kinh doanh, quản lý các thuốc phải kiểm soát đặc biệt theo các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế. Không để xảy ra hiện tượng thất thoát, hao hụt vi phạm quy chế chuyên môn quy định.
Đối với công tác điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện, Sở Y tế đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các Sở ngành và giao nhiệm vụ cho ngành Y tế tích cực triển khai và nhân rộng mô hình điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone. Tổ chức đào tạo cho đội ngũ nhân viên trong ngành và lực lượng tham gia công tác điều trị nghiện của Sở Lao động TB&XH quản lý.
Kết quả triển khai từ tháng 9 năm 2013, đến tháng 6 năm 2018 của tỉnh Yên Bái đã thực hiện điều trị tại 9 cơ sở điều trị tuyến huyện/thành phố và số bệnh nhân đang được điều trị Methadone tổng số là 1.037 người, cụ thể gồm: Thành phố Yên Bái 435 người; Văn Yên là 109 người; Nghĩa Lộ là 168 người; Văn Chấn là 119 người; Mù Cang Chải là 152 người; Lục Yên là 32 người; Yên Bình là 22 người; số bệnh nhân lũy tích là 1.830 người.
Qua đó làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong nhóm nghiện chích ma túy; Giảm đáng kể hành vị sử dụng ma túy trong nhóm bệnh nhân tham gia diều trị; Bệnh nhân sau điều trị bằng thuốc methadone đã từng bước hồi phục sức khỏe, ổn định tâm lý, có thể làm việc lao động bình thường, thoát khỏi sự phụ thuộc vào ma túy, cải thiện tốt về sức khỏe, chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc sống. Giúp cho người nghiện ma túy sớm hòa nhập với cộng đồng, mang lại hạnh phúc cho gia đình và sự bình yên cho xã hội.
Bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X vẫn còn có khó khăn tồn tại, như: Sự vào cuộc ở một số cấp chính quyền tuyến cơ sở chưa thực sự quyết liệt, thiếu sự chỉ đạo, thiếu sự giám sát kiểm tra; địa bàn rộng, dân cư sống rải rác, phong tục tập quán có sự khác biệt giữa các dân tộc là khó khăn nhất định cho hoạt động tuyên truyền phổ biến Luật Phòng, chống ma túy, công tác đấu tranh phòng, chống ma túy, cũng như việc triển khai các hoạt động can thiệp giảm thiểu tác động của ma túy đối với cộng đồng.
Trong thời gian tới, tiếp tục tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới với các hoạt động chuyên môn của ngành như: Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế trong công tác xác định tình trạng nghiện ma túy đồng thời cập nhật các phác đồ điều trị nghiện ma túy; Quản lý các loại tiền chất và tân dược gây nghiện theo đúng quy định; Tăng cường triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế … để góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành Luật phòng, chống ma túy của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.