CTTĐT - Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, trong thời gian qua tỉnh Yên Bái đã thực hiện 3 khâu đột phá, xây dựng Yên Bái thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực, đến nay, toàn tỉnh đã có 14 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Thầy trò Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái trong giờ thực hành
Tỉnh Yên Bái đã tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn giới thiệu việc làm, đào tạo nghề và thực hiện các giải pháp gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, thị trường lao động.
Với 14 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó, có 4 trường cao đẳng (Trường Cao đẳng nghề Yên Bái; Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái; Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Yên Bái; Trường Cao đẳng Y dược Pasteur (trường tư thục); 3 trường trung cấp (Trường Trung cấp Dân tộc Nội trú Nghĩa Lộ; Trường Trung cấp Lục Yên; Trường Trung cấp Bách khoa Yên Bái (trường tư thục); 7 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện tại các huyện Trấn Yên, Yên Bình, Văn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và thành phố Yên Bái. Hệ thống trường công lập là 12 cơ sở (chiếm 86%); ngoài công lập là 2 cơ sở (chiếm 14%).
Lĩnh vực đào tạo công nghiệp, xây dựng, nông, lâm nghiệp 3 trường; lĩnh vực thương mại, dịch vụ 4 trường; một số cơ sở đào tạo đa ngành nghề trên cả 3 lĩnh vực theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đến nay tỉnh Yên Bái đang tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
Năm 2019, Yên Bái phấn đấu đào tạo nghề cho 31 nghìn lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh đạt 60%. Ðể hoàn thành mục tiêu trong năm và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phối hợp với các địa phương, các doanh nghiệp hỗ trợ tư vấn, kết nối cung cầu lao động. Ngành lao động - thương binh và xã hội tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp cho cán bộ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, kiến thức, kỹ năng cho giáo viên, người dạy nghề; tổ chức hội thi tay nghề học sinh, sinh viên; tiếp tục hướng dẫn, phối hợp với doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề cho người lao động theo nhu cầu, địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp…
Từ đầu năm tới nay, toàn tỉnh đã hỗ trợ giải quyết việc làm cho hơn 10.800 lao động; đào tạo nghề cho hơn 15 nghìn lao động, trong đó, đào tạo nghề trình độ cao đẳng hơn 300 người, trung cấp 950 người, sơ cấp và dạy nghề dưới ba tháng cho 13.800 người.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, trong thời gian qua tỉnh Yên Bái đã thực hiện 3 khâu đột phá, xây dựng Yên Bái thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực, đến nay, toàn tỉnh đã có 14 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tỉnh Yên Bái đã tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn giới thiệu việc làm, đào tạo nghề và thực hiện các giải pháp gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, thị trường lao động.
Với 14 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó, có 4 trường cao đẳng (Trường Cao đẳng nghề Yên Bái; Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái; Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Yên Bái; Trường Cao đẳng Y dược Pasteur (trường tư thục); 3 trường trung cấp (Trường Trung cấp Dân tộc Nội trú Nghĩa Lộ; Trường Trung cấp Lục Yên; Trường Trung cấp Bách khoa Yên Bái (trường tư thục); 7 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện tại các huyện Trấn Yên, Yên Bình, Văn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và thành phố Yên Bái. Hệ thống trường công lập là 12 cơ sở (chiếm 86%); ngoài công lập là 2 cơ sở (chiếm 14%).
Lĩnh vực đào tạo công nghiệp, xây dựng, nông, lâm nghiệp 3 trường; lĩnh vực thương mại, dịch vụ 4 trường; một số cơ sở đào tạo đa ngành nghề trên cả 3 lĩnh vực theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đến nay tỉnh Yên Bái đang tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
Năm 2019, Yên Bái phấn đấu đào tạo nghề cho 31 nghìn lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh đạt 60%. Ðể hoàn thành mục tiêu trong năm và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phối hợp với các địa phương, các doanh nghiệp hỗ trợ tư vấn, kết nối cung cầu lao động. Ngành lao động - thương binh và xã hội tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp cho cán bộ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, kiến thức, kỹ năng cho giáo viên, người dạy nghề; tổ chức hội thi tay nghề học sinh, sinh viên; tiếp tục hướng dẫn, phối hợp với doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề cho người lao động theo nhu cầu, địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp…
Từ đầu năm tới nay, toàn tỉnh đã hỗ trợ giải quyết việc làm cho hơn 10.800 lao động; đào tạo nghề cho hơn 15 nghìn lao động, trong đó, đào tạo nghề trình độ cao đẳng hơn 300 người, trung cấp 950 người, sơ cấp và dạy nghề dưới ba tháng cho 13.800 người.