Hiện cả nước có 1.914 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 399 trường cao đẳng, 462 trường trung cấp và 1.053 trung tâm giáo dục nghề nghiệp/giáo dục thường xuyên. Năm 2019, hệ thống các trường này đã tuyển được trên 2,3 triệu học viên, trong đó chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ; những khu vực khó tuyển sinh gồm Tây Nguyên, trung du và vùng núi phía bắc, đồng bằng sông Cửu Long.
Đẩy mạnh tư vấn tuyển sinh trực tiếp kết hợp với trực tuyến, số hóa dữ liệu tuyển sinh ngay từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Qua 3 năm gần đây, kết quả tuyển sinh trong hệ thống các trường giáo dục nghề nghiệp có tăng. Điều đó cho thấy hiệu quả của công tác phân luồng học sinh có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể, năm 2017, kết quả phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS vào giáo dục nghề nghiệp chỉ đạt khoảng 7%, đến năm 2019, tỉ lệ này tăng lên 12%.
Hiện có 3 trường được Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế thí điểm tự chủ thì hiệu quả thu hút học viên khá tốt, trong đó: Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II tuyển sinh được 9.078 học viên; Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế Lilama tuyển được 4.160 học viên và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn tuyển được xấp xỉ 1.000 học viên.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 24 về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng mềm, góp phần tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh quốc gia. Đồng thời, Chỉ thị cũng đặt ra nhiều nhiệm vụ quan trọng cho cả hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Đây là sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với công tác giáo dục nghề nghiệp. Chỉ thị 24 của Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo cho các địa phương tùy điều kiện sẽ hỗ trợ phần học phí học văn hóa cho học sinh theo học chương trình này. Đây là một sự khuyến khích để thu hút học sinh THCS phân luồng sớm.
Năm 2020, hệ thống giáo dục nghề nghiệp tuyển hơn 2,2 triệu chỉ tiêu, trong đó tuyển sinh trình độ Cao đẳng và Trung cấp là hơn 580 nghìn, tuyển sinh trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác là hơn 1,6 triệu người. Những tháng đầu năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hầu hết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới chỉ tập trung làm công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn và tiếp nhận hồ sơ qua các kênh tuyển sinh online. Để đạt được mục tiêu tuyển sinh năm 2020, trong 6 tháng cuối năm, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB và XH) đặt ra nhiều giải pháp trong đó tiếp tục đẩy mạnh tư vấn tuyển sinh trực tiếp kết hợp với trực tuyến, số hóa dữ liệu tuyển sinh ngay từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các địa phương, gắn tuyển sinh, đào tạo với thị trường lao động, việc làm.
Ban Biên tập
Hiện cả nước có 1.914 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 399 trường cao đẳng, 462 trường trung cấp và 1.053 trung tâm giáo dục nghề nghiệp/giáo dục thường xuyên. Năm 2019, hệ thống các trường này đã tuyển được trên 2,3 triệu học viên, trong đó chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ; những khu vực khó tuyển sinh gồm Tây Nguyên, trung du và vùng núi phía bắc, đồng bằng sông Cửu Long.Qua 3 năm gần đây, kết quả tuyển sinh trong hệ thống các trường giáo dục nghề nghiệp có tăng. Điều đó cho thấy hiệu quả của công tác phân luồng học sinh có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể, năm 2017, kết quả phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS vào giáo dục nghề nghiệp chỉ đạt khoảng 7%, đến năm 2019, tỉ lệ này tăng lên 12%.
Hiện có 3 trường được Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế thí điểm tự chủ thì hiệu quả thu hút học viên khá tốt, trong đó: Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II tuyển sinh được 9.078 học viên; Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế Lilama tuyển được 4.160 học viên và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn tuyển được xấp xỉ 1.000 học viên.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 24 về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng mềm, góp phần tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh quốc gia. Đồng thời, Chỉ thị cũng đặt ra nhiều nhiệm vụ quan trọng cho cả hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Đây là sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với công tác giáo dục nghề nghiệp. Chỉ thị 24 của Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo cho các địa phương tùy điều kiện sẽ hỗ trợ phần học phí học văn hóa cho học sinh theo học chương trình này. Đây là một sự khuyến khích để thu hút học sinh THCS phân luồng sớm.
Năm 2020, hệ thống giáo dục nghề nghiệp tuyển hơn 2,2 triệu chỉ tiêu, trong đó tuyển sinh trình độ Cao đẳng và Trung cấp là hơn 580 nghìn, tuyển sinh trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác là hơn 1,6 triệu người. Những tháng đầu năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hầu hết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới chỉ tập trung làm công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn và tiếp nhận hồ sơ qua các kênh tuyển sinh online. Để đạt được mục tiêu tuyển sinh năm 2020, trong 6 tháng cuối năm, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB và XH) đặt ra nhiều giải pháp trong đó tiếp tục đẩy mạnh tư vấn tuyển sinh trực tiếp kết hợp với trực tuyến, số hóa dữ liệu tuyển sinh ngay từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các địa phương, gắn tuyển sinh, đào tạo với thị trường lao động, việc làm.