CTTĐT - Năm 2018, huyện Văn Chấn đặt ra mục tiêu đào tạo nghề cho hơn 2.500 người, tạo việc làm thường xuyên, ổn định cho 3.900 lao động tại các địa phương.
Lao động nông thôn có việc làm thường xuyên, ổn định.
Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện Văn Chấn đã đề ra nhiều giải pháp như: phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề, tư vấn và định hướng ngành nghề phù hợp với trình độ và điều kiện của từng đối tượng lao động, sát với thực tế của địa phương, trong đó tạp trung vào các ngành nghề chủ yếu như: Sản xuất mây tre, song đan, chăn nuôi lợn lái sinh sản, kỹ thuật trồng nấm, sản suất rau an toàn, chăn nuôi thỏ, may mặc và sửa chữa máy nông cụ. Bên cạnh đó, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác hướng nghiệp dạy nghề, tìm việc làm cho người học nghề sau đào tạo. Tăng cường hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh từ khi ngồi trên ghế nhà trường, liên kết đào tạo nghề với các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động. Thực hiện tốt cơ chế chính sách dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn, lao động thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2018, huyện Văn Chấn đặt ra mục tiêu đào tạo nghề cho hơn 2.500 người, tạo việc làm thường xuyên, ổn định cho 3.900 lao động tại các địa phương. Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện Văn Chấn đã đề ra nhiều giải pháp như: phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề, tư vấn và định hướng ngành nghề phù hợp với trình độ và điều kiện của từng đối tượng lao động, sát với thực tế của địa phương, trong đó tạp trung vào các ngành nghề chủ yếu như: Sản xuất mây tre, song đan, chăn nuôi lợn lái sinh sản, kỹ thuật trồng nấm, sản suất rau an toàn, chăn nuôi thỏ, may mặc và sửa chữa máy nông cụ. Bên cạnh đó, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác hướng nghiệp dạy nghề, tìm việc làm cho người học nghề sau đào tạo. Tăng cường hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh từ khi ngồi trên ghế nhà trường, liên kết đào tạo nghề với các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động. Thực hiện tốt cơ chế chính sách dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn, lao động thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số./.