Trong những năm qua, Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ luôn chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện công tác tuyển sinh, mở lớp để người lao động nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề và có cơ hội tìm kiếm việc làm.
Lớp học may thời trang
Hàng năm, Hội đồng nhà trường tiến hành giao chỉ tiêu tuyển sinh đến các khoa, phòng; phối hợp đào tạo với các trường dạy nghề trong và ngoài tỉnh như: Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái, Trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ, Trường Cao đẳng Công nghệ thực phẩm Việt Trì, Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên…; tạo điều kiện cho học viên được hỗ trợ thực tập, sau khi hoàn thành toàn phần kỹ năng nghề tại trường, học sinh sẽ tiếp tục có quá trình làm việc thực tế tại các doanh nghiệp.
Hiện nay, nhà trường đang đào tạo những nghề chính như may thời trang, điện công nghiệp, hàn, cắt gọt kim loại, kỹ thuật máy lạnh, điều hòa không khí...; nghề nông nghiệp như bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồng nấm, trồng hoa cây cảnh…
Từ năm 2015 đến nay, Trường đã đào tạo, liên kết, hợp tác và hỗ trợ đào tạo cho 10.512 lượt học sinh, học viên, sinh viên. Chất lượng đào tạo nghề của nhà trường những năm gần đây được nâng lên rõ rệt thông qua kết quả hội thi tay nghề của học sinh với 6 giải nhất, 7 giải nhì, 7 giải ba và 4 giải khuyến khích cấp tỉnh. Hàng năm, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 12 đều đạt 100%.
Để nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường đã kiện toàn bộ máy tổ chức, thành lập mới một số khoa chuyên môn, mở mới nhiều mã nghề đào tạo để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường trong giai đoạn mới. Những năm qua, nhà trường được quan tâm đầu tư với số tiền 13,5 tỷ đồng để mua sắm thiết bị phục vụ công tác giảng dạy như: hệ thống nhà xưởng thực hành, nhà hội trường kết hợp với thư viện đa năng, cải tạo nâng cấp khuôn viên... Đặc biệt, năm 2019 vừa qua, nhà trường được UBND tỉnh công nhận là Trường Trung cấp Giáo dục nghề nghiệp hạng I…
Để tăng cường công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, nhà trường đã xây dựng nhiều mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn tại địa bàn các xã, bảo đảm phù hợp với nhu cầu học nghề của từng địa phương. Quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên bằng việc tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp, kiểm tra hồ sơ giáo án, cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng tăng thời lượng thực hành, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tổ chức kiểm tra chặt chẽ, đúng quy chế để nâng cao chất lượng đào tạo giúp học viên vững tay nghề, có đạo đức nghề nghiệp, có kỷ luật lao động, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. Nhờ vậy trong 5 năm qua, nhà trường đã có 4.500 học sinh được tạo việc làm hoặc tự tạo việc làm với mức thu nhập từ 5 đến trên 10 triệu đồng/người/tháng. Đào tạo nghề theo Đề án 1956, thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, việc làm đạt trên 80% và lĩnh vực nông nghiệp có việc làm ổn định đạt trên 90%.
Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền các địa phương điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, định hướng tư vấn, giới thiệu việc làm; xác định nghề đào tạo phù hợp với từng địa phương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức xã hội về công tác học nghề.
Trong những năm qua, Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ luôn chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện công tác tuyển sinh, mở lớp để người lao động nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề và có cơ hội tìm kiếm việc làm.Hàng năm, Hội đồng nhà trường tiến hành giao chỉ tiêu tuyển sinh đến các khoa, phòng; phối hợp đào tạo với các trường dạy nghề trong và ngoài tỉnh như: Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái, Trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ, Trường Cao đẳng Công nghệ thực phẩm Việt Trì, Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên…; tạo điều kiện cho học viên được hỗ trợ thực tập, sau khi hoàn thành toàn phần kỹ năng nghề tại trường, học sinh sẽ tiếp tục có quá trình làm việc thực tế tại các doanh nghiệp.
Hiện nay, nhà trường đang đào tạo những nghề chính như may thời trang, điện công nghiệp, hàn, cắt gọt kim loại, kỹ thuật máy lạnh, điều hòa không khí...; nghề nông nghiệp như bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồng nấm, trồng hoa cây cảnh…
Từ năm 2015 đến nay, Trường đã đào tạo, liên kết, hợp tác và hỗ trợ đào tạo cho 10.512 lượt học sinh, học viên, sinh viên. Chất lượng đào tạo nghề của nhà trường những năm gần đây được nâng lên rõ rệt thông qua kết quả hội thi tay nghề của học sinh với 6 giải nhất, 7 giải nhì, 7 giải ba và 4 giải khuyến khích cấp tỉnh. Hàng năm, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 12 đều đạt 100%.
Để nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường đã kiện toàn bộ máy tổ chức, thành lập mới một số khoa chuyên môn, mở mới nhiều mã nghề đào tạo để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường trong giai đoạn mới. Những năm qua, nhà trường được quan tâm đầu tư với số tiền 13,5 tỷ đồng để mua sắm thiết bị phục vụ công tác giảng dạy như: hệ thống nhà xưởng thực hành, nhà hội trường kết hợp với thư viện đa năng, cải tạo nâng cấp khuôn viên... Đặc biệt, năm 2019 vừa qua, nhà trường được UBND tỉnh công nhận là Trường Trung cấp Giáo dục nghề nghiệp hạng I…
Để tăng cường công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, nhà trường đã xây dựng nhiều mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn tại địa bàn các xã, bảo đảm phù hợp với nhu cầu học nghề của từng địa phương. Quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên bằng việc tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp, kiểm tra hồ sơ giáo án, cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng tăng thời lượng thực hành, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tổ chức kiểm tra chặt chẽ, đúng quy chế để nâng cao chất lượng đào tạo giúp học viên vững tay nghề, có đạo đức nghề nghiệp, có kỷ luật lao động, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. Nhờ vậy trong 5 năm qua, nhà trường đã có 4.500 học sinh được tạo việc làm hoặc tự tạo việc làm với mức thu nhập từ 5 đến trên 10 triệu đồng/người/tháng. Đào tạo nghề theo Đề án 1956, thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, việc làm đạt trên 80% và lĩnh vực nông nghiệp có việc làm ổn định đạt trên 90%.
Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền các địa phương điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, định hướng tư vấn, giới thiệu việc làm; xác định nghề đào tạo phù hợp với từng địa phương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức xã hội về công tác học nghề.