CTTĐT - Yên Bái luôn xác định định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh là giải pháp nâng cao chất lượng bậc học THPT và hướng tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Các đơn vị, doanh nghiệp tư vấn giới thiệu việc làm cho các em học sinh và đoàn viên thanh niên.
Những năm gần đây, việc phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên luôn được các cấp, các ngành quan tâm. Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức các buổi tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THPT, THCS. Ngoài ra, một số trường tổ chức cho học sinh tham quan tại trường nghề, thực hiện tuyên truyền về điều kiện học tập tại trường nghề, nhu cầu việc làm của xã hội…
Đồng thời, các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện từng bước thực hiện nhiệm vụ vừa dạy văn hóa, vừa dạy nghề; thực hiện liên kết với trường nghề để phát triển đào tạo nghề, qua đó, giúp các em bước đầu có định hướng về nghề nghiệp cho bản thân.
Em Nguyễn Minh Ngọc, Trường Cao Đẳng nghề cho biết: "Tốt nghiệp cấp 2, trên cơ sở đánh giá năng lực học tập của bản thân, em lựa chọn vừa học nghề, vừa học văn hóa nên nộp hồ sơ xin vào khoa điện, Trường Cao đẳng nghề để ra trường có thể đi làm ngay, phù hợp với điều kiện gia đình em."
Ông Lê Anh Tuấn - Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Yên Bái cho biết: "Hiện nay, xu hướng học nghề được nhiều học sinh quan tâm sau khi tốt nghiệp, tùy theo khả năng của các em để lựa chọn con đường đi thích hợp. Có bạn không học đại học thì có thể học nghề, vừa ít tốn kém, ra trường phần lớn có việc làm ngay. 90% sinh viên đảm bảo có việc làm theo đúng chuyên môn được đào tạo tại trường."
Để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT vào học giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Yên Bái đã tham mưu ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn tỉnh.
Hàng năm, ngành GD&ĐT đã triển khai nhiều giải pháp như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp; huy động nguồn lực xã hội tham gia, đặc biệt có sự vào cuộc, sự đồng hành của ngành lao động - thương binh và xã hội (LĐTB&XH), các địa phương, các trường đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Năm 2020, ngành GD&ĐT đã hoàn thành chỉ tiêu tỉnh giao: học sinh sau tốt nghiệp THCS có 70% vào học cấp THPT, 23,8% học sinh vào học trung cấp, học nghề; học sinh tốt nghiệp THPT có 26% vào đại học, 44,2% vào học cao đẳng, trung cấp, học nghề. Trong giai đoạn 2021 - 2025 là 75% học sinh vào cấp THPT, 30% sau tốt nghiệp THCS và 45% sau tốt nghiệp THPT vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp; 27% học sinh tốt nghiệp THPT vào đại học.
Các trường THPT trên địa bàn tỉnh còn tích cực phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, kết hợp với các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh lân cận về tổ chức các buổi giao lưu và hướng nghiệp cho học sinh. Tại các buổi giao lưu tư vấn hướng nghiệp, học sinh được giải đáp những băn khoăn về quy chế, những vấn đề mới cần quan tâm đối với việc xét tuyển, thi cử và được giới thiệu, định hướng học nghề sau tốt nghiệp. Từ đó, giúp học sinh tự đánh giá được năng lực cá nhân, dành nhiều sự quan tâm hơn đến việc tìm hiểu nghề nghiệp, ngành học phù hợp với khả năng bản thân. Ngoài ra, các nhà trường còn lồng ghép tư vấn hướng nghiệp vào các tiết học của một số môn văn hóa, trong các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt đoàn, sinh hoạt lớp, các hoạt động trải nghiệm.
Tỉnh Yên Bái hiện có 13 cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm 4 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp và 6 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện. Trong đó, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư để trở thành 1 trong 70 trường chất lượng cao của cả nước vào năm 2025; các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã được Bộ LĐTB&XH phê duyệt 2 nghề đạt cấp độ quốc tế, 3 nghề đạt cấp độ Asean, 12 nghề đạt cấp độ quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực đạt chuẩn, có chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.
Năm 2021, theo kế hoạch toàn tỉnh tuyển sinh 18.000 người, trong đó trình độ cao đẳng, trung cấp 5.100 người (chiếm 28,3%). Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh đang từng bước tiếp cận và bám sát nhu cầu của thị trường để tổ chức đào tạo, bảo đảm người lao động có việc làm ổn định sau tốt nghiệp, góp phần thu hút học sinh học nghề, tỷ lệ người học có việc làm sau học nghề ở các trường đều đạt 80%.
BBT
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Yên Bái luôn xác định định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh là giải pháp nâng cao chất lượng bậc học THPT và hướng tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Những năm gần đây, việc phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên luôn được các cấp, các ngành quan tâm. Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức các buổi tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THPT, THCS. Ngoài ra, một số trường tổ chức cho học sinh tham quan tại trường nghề, thực hiện tuyên truyền về điều kiện học tập tại trường nghề, nhu cầu việc làm của xã hội…
Đồng thời, các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện từng bước thực hiện nhiệm vụ vừa dạy văn hóa, vừa dạy nghề; thực hiện liên kết với trường nghề để phát triển đào tạo nghề, qua đó, giúp các em bước đầu có định hướng về nghề nghiệp cho bản thân.
Em Nguyễn Minh Ngọc, Trường Cao Đẳng nghề cho biết: "Tốt nghiệp cấp 2, trên cơ sở đánh giá năng lực học tập của bản thân, em lựa chọn vừa học nghề, vừa học văn hóa nên nộp hồ sơ xin vào khoa điện, Trường Cao đẳng nghề để ra trường có thể đi làm ngay, phù hợp với điều kiện gia đình em."
Ông Lê Anh Tuấn - Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Yên Bái cho biết: "Hiện nay, xu hướng học nghề được nhiều học sinh quan tâm sau khi tốt nghiệp, tùy theo khả năng của các em để lựa chọn con đường đi thích hợp. Có bạn không học đại học thì có thể học nghề, vừa ít tốn kém, ra trường phần lớn có việc làm ngay. 90% sinh viên đảm bảo có việc làm theo đúng chuyên môn được đào tạo tại trường."
Để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT vào học giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Yên Bái đã tham mưu ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn tỉnh.
Hàng năm, ngành GD&ĐT đã triển khai nhiều giải pháp như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp; huy động nguồn lực xã hội tham gia, đặc biệt có sự vào cuộc, sự đồng hành của ngành lao động - thương binh và xã hội (LĐTB&XH), các địa phương, các trường đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Năm 2020, ngành GD&ĐT đã hoàn thành chỉ tiêu tỉnh giao: học sinh sau tốt nghiệp THCS có 70% vào học cấp THPT, 23,8% học sinh vào học trung cấp, học nghề; học sinh tốt nghiệp THPT có 26% vào đại học, 44,2% vào học cao đẳng, trung cấp, học nghề. Trong giai đoạn 2021 - 2025 là 75% học sinh vào cấp THPT, 30% sau tốt nghiệp THCS và 45% sau tốt nghiệp THPT vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp; 27% học sinh tốt nghiệp THPT vào đại học.
Các trường THPT trên địa bàn tỉnh còn tích cực phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, kết hợp với các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh lân cận về tổ chức các buổi giao lưu và hướng nghiệp cho học sinh. Tại các buổi giao lưu tư vấn hướng nghiệp, học sinh được giải đáp những băn khoăn về quy chế, những vấn đề mới cần quan tâm đối với việc xét tuyển, thi cử và được giới thiệu, định hướng học nghề sau tốt nghiệp. Từ đó, giúp học sinh tự đánh giá được năng lực cá nhân, dành nhiều sự quan tâm hơn đến việc tìm hiểu nghề nghiệp, ngành học phù hợp với khả năng bản thân. Ngoài ra, các nhà trường còn lồng ghép tư vấn hướng nghiệp vào các tiết học của một số môn văn hóa, trong các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt đoàn, sinh hoạt lớp, các hoạt động trải nghiệm.
Tỉnh Yên Bái hiện có 13 cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm 4 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp và 6 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện. Trong đó, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư để trở thành 1 trong 70 trường chất lượng cao của cả nước vào năm 2025; các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã được Bộ LĐTB&XH phê duyệt 2 nghề đạt cấp độ quốc tế, 3 nghề đạt cấp độ Asean, 12 nghề đạt cấp độ quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực đạt chuẩn, có chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.
Năm 2021, theo kế hoạch toàn tỉnh tuyển sinh 18.000 người, trong đó trình độ cao đẳng, trung cấp 5.100 người (chiếm 28,3%). Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh đang từng bước tiếp cận và bám sát nhu cầu của thị trường để tổ chức đào tạo, bảo đảm người lao động có việc làm ổn định sau tốt nghiệp, góp phần thu hút học sinh học nghề, tỷ lệ người học có việc làm sau học nghề ở các trường đều đạt 80%.