CTTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch tổ chức hội thi “Hòa giải viên giỏi” tỉnh Yên Bái năm 2020. Hội thi sẽ được tổ chức ở cấp huyện và cấp tỉnh. Thời gian hoàn thành hội thi cấp huyện trước 20/8/2020; hội thi cấp tỉnh sẽ được tổ chức trong tháng 9/2020.
Mỗi đội thi xây dựng và biểu diễn 01 tiểu phẩm bằng hình thức kịch nói, ca kịch hoặc các hình thức nghệ thuật sân khấu khác có nội dung liên quan đến một vụ việc thuộc phạm vi hòa giải tại cơ sở (Ảnh:Báo Yên Bái)
Đối tượng dự thi là các hoà giải viên thuộc các tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Cuộc thi được tổ chức theo hình thức sân khấu hóa và được chia thành các đội thi, mỗi đội thi gồm 03 người. Phần thi của mỗi đội gồm màn giới thiệu và 03 phần thi chính. Trong đó màn giới thiệu, các thí sinh sẽ giới thiệu ngắn gọn về đội thi, đặc thù và tình hình công tác hòa giải tại địa phương bằng các hình thức (thơ, ca, hò, vè…) sinh động, hấp dẫn, thể hiện được bản sắc văn hóa của địa phương.
Phần thi kiến thức các thí sinh sẽ trả lời các câu hỏi về các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, nghiệp vụ hòa giải theo Luật Hòa giải ở cơ sở; Những kiến thức phổ thông về pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; Những kiến thức về xã hội, đạo đức, phong tục, tập quán tốt đẹp, hương ước, quy ước, văn hóa, văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, hò, vè…) cần thiết cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; Kỹ năng hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở. Phần thi giải quyết tình huống các thí sinh vận dụng những kinh nghiệm hòa giải, những kiến thức pháp luật, kiến thức về đạo đức, xã hội, phong tục tập quán tốt đẹp, hương ước, quy ước văn hoá…để giải quyết có lý, có tình một tình huống tranh chấp cụ thể. Phần thi tiểu phẩm, mỗi đội xây dựng và biểu diễn 01 tiểu phẩm bằng hình thức kịch nói, ca kịch hoặc các hình thức nghệ thuật sân khấu khác có nội dung liên quan đến một vụ việc thuộc phạm vi hòa giải tại cơ sở, phù hợp với đạo đức, thuần phong, mĩ tục, bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Mỗi đội có thể có thêm tối đa 02 người diễn phụ họa là các hòa giải viên ở cơ sở.
Việc tổ chức hội thi phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả; nội dung thi dễ hiểu, phổ cập, hình thức thi sinh động, hấp dẫn, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người dự thi; tạo không khí hào hứng sôi nổi, thu hút được sự quan tâm, nhiệt tình ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Gắn cuộc thi với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và tuyên truyền về hòa giải theo Luật Hòa giải ở cơ sở nói riêng trong quần chúng nhân dân.
Hội thi là dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong hoạt động hòa giải giữa các hòa giải viên ở cơ sở, đồng thời bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở, kỹ năng giải quyết, xử lý tình huống, các vụ việc phát sinh trong thực tế cho đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn tỉnh. Thông qua Hội thi giúp các cơ quan quản lý nhà nước các cấp nắm bắt được thực trạng năng lực, trình độ, kỹ năng của đội ngũ hòa giải viên, từ đó đề ra các biện pháp để củng cố, kiện toàn về tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương trong tình hình hiện nay, góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở” cũng như Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.
2217 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch tổ chức hội thi “Hòa giải viên giỏi” tỉnh Yên Bái năm 2020. Hội thi sẽ được tổ chức ở cấp huyện và cấp tỉnh. Thời gian hoàn thành hội thi cấp huyện trước 20/8/2020; hội thi cấp tỉnh sẽ được tổ chức trong tháng 9/2020.Đối tượng dự thi là các hoà giải viên thuộc các tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Cuộc thi được tổ chức theo hình thức sân khấu hóa và được chia thành các đội thi, mỗi đội thi gồm 03 người. Phần thi của mỗi đội gồm màn giới thiệu và 03 phần thi chính. Trong đó màn giới thiệu, các thí sinh sẽ giới thiệu ngắn gọn về đội thi, đặc thù và tình hình công tác hòa giải tại địa phương bằng các hình thức (thơ, ca, hò, vè…) sinh động, hấp dẫn, thể hiện được bản sắc văn hóa của địa phương.
Phần thi kiến thức các thí sinh sẽ trả lời các câu hỏi về các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, nghiệp vụ hòa giải theo Luật Hòa giải ở cơ sở; Những kiến thức phổ thông về pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; Những kiến thức về xã hội, đạo đức, phong tục, tập quán tốt đẹp, hương ước, quy ước, văn hóa, văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, hò, vè…) cần thiết cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; Kỹ năng hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở. Phần thi giải quyết tình huống các thí sinh vận dụng những kinh nghiệm hòa giải, những kiến thức pháp luật, kiến thức về đạo đức, xã hội, phong tục tập quán tốt đẹp, hương ước, quy ước văn hoá…để giải quyết có lý, có tình một tình huống tranh chấp cụ thể. Phần thi tiểu phẩm, mỗi đội xây dựng và biểu diễn 01 tiểu phẩm bằng hình thức kịch nói, ca kịch hoặc các hình thức nghệ thuật sân khấu khác có nội dung liên quan đến một vụ việc thuộc phạm vi hòa giải tại cơ sở, phù hợp với đạo đức, thuần phong, mĩ tục, bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Mỗi đội có thể có thêm tối đa 02 người diễn phụ họa là các hòa giải viên ở cơ sở.
Việc tổ chức hội thi phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả; nội dung thi dễ hiểu, phổ cập, hình thức thi sinh động, hấp dẫn, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người dự thi; tạo không khí hào hứng sôi nổi, thu hút được sự quan tâm, nhiệt tình ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Gắn cuộc thi với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và tuyên truyền về hòa giải theo Luật Hòa giải ở cơ sở nói riêng trong quần chúng nhân dân.
Hội thi là dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong hoạt động hòa giải giữa các hòa giải viên ở cơ sở, đồng thời bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở, kỹ năng giải quyết, xử lý tình huống, các vụ việc phát sinh trong thực tế cho đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn tỉnh. Thông qua Hội thi giúp các cơ quan quản lý nhà nước các cấp nắm bắt được thực trạng năng lực, trình độ, kỹ năng của đội ngũ hòa giải viên, từ đó đề ra các biện pháp để củng cố, kiện toàn về tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương trong tình hình hiện nay, góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở” cũng như Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.