CTTĐT - Tỉnh Yên Bái tập trung “Cải thiện tình trạng dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2025 với mục tiêu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi; chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh và trẻ em sinh sống tại các huyện nghèo Trạm Tấu, Mù Cang Chải.
Tập trung các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh
Phấn đấu hạ xuống mức thấp các thể thiếu dinh dưỡng ở trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh và trẻ em sinh sống tại các huyện nghèo với các chỉ tiêu: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi tại địa bàn các huyện nghèo giảm xuống dưới 34%; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gầy còm sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo xuống dưới 5%; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ học đường từ 5-16 tuổi thể thấp còi sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo xuống dưới 40%.
Tập trung các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh; trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo. Với các chỉ tiêu: Có ≥ 80% trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được bổ sung vi chất dinh dưỡng; Có ≥ 80% phụ nữ mang thai sinh sống trên địa bàn huyện nghèo được cung cấp miễn phí viên vi chất từ khi phát hiện mang thai đến 01 tháng sau sinh.
Cùng với đó bảo đảm ứng phó về phòng chống suy dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp cho hộ gia đình trên địa bàn các huyện nghèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Cụ thể: Tăng tỷ lệ trẻ em từ 6-23 tháng tuổi sinh sống trên địa bàn huyện nghèo ăn bổ sung đúng, đủ lên 50%; Tỷ lệ hộ gia đình được cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp tại địa bàn các huyện nghèo đạt trên 80% (nếu có xảy ra).
Việc triển khai được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, trọng tâm là các huyện nghèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Với đối tượng là Trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm vi toàn tỉnh. Trẻ em dưới 16 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, hộ gia đình, cơ sở y tế, trường học trên địa bàn các huyện nghèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải.
Các nội dung hỗ trợ gồm, can thiệp trực tiếp đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi tiếp cận với các can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng (cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng, quản lý suy dinh dưỡng cấp tính tại cộng đồng...).
Hỗ trợ can thiệp trực tiếp trẻ từ 5 đến dưới 16 tuổi cải thiện bữa ăn học đường, theo dõi tình trạng dinh dưỡng định kỳ và tư vấn dinh dưỡng, hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, giáo dục cho trẻ về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng...
Hỗ trợ nâng cao nhận thức và hành vi của các đối tượng thông qua việc tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tư vấn về chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 16 tuổi và người chăm sóc.
Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản; tăng cường nguồn lực và phối hợp liên ngành về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng và theo dõi, giám sát, đánh giá, báo cáo kết quả hoạt động của Chương trình.
Tổ chức các hoạt động can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ em từ 0-16 tuổi. Cung cấp các dịch vụ tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ từ lúc mang thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi.
Bên cạnh đó, triển khai bổ sung vi chất dinh dưỡng cho các nhóm đối tượng: Bổ sung vitamin A cho trẻ em từ 6 tháng đến 59 tháng tuổi đang sinh sống tại các huyện nghèo Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Các địa bàn còn lại triển khai như quy định hiện hành và do nguồn ngân sách hợp pháp khác chi trả; Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ em từ 6 tháng đến 59 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi; Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 16 tuổi bị suy dinh dưỡng; Bổ sung vi chất sắt cho trẻ em gái vị thành niên từ 12 đến dưới 16 tuổi; Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai.
Phát hiện, điều trị và quản lý suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em tại cộng đồng. Áp dụng cho trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi được chẩn đoán suy dinh dưỡng cấp tính nặng.
Tổ chức tẩy giun định kỳ cho trẻ em từ 2 tuổi đến dưới 6 tuổi và phụ nữ tuổi sinh đẻ chuẩn bị mang thai. Hoạt động thực hiện trên địa bàn các huyện nghèo Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Các địa bàn còn lại vẫn triển khai như quy định hiện hành và do nguồn ngân sách hợp pháp khác.
Có kế hoạch và dự trữ nguồn sản phẩm dinh dưỡng cho việc ứng phó với ảnh hưởng thiên tai, thảm họa, dịch bệnh đối với việc chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ em tại các huyện nghèo của tỉnh. Xây dựng kế hoạch ứng phó về dinh dưỡng với khẩn cấp hoặc lồng ghép trong kế hoạch ứng phó về thiên tai thảm họa. Có kế hoạch sử dụng các trang thiết bị, vật tư, thuốc, sản phẩm dinh dưỡng nếu không có tình huống khẩn cấp xảy ra một cách phù hợp, hiệu quả, tránh lãng phí.
Tăng cường chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú; tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung thông qua các hình thức truyền thông trực tiếp như thảo luận nhóm, hướng dẫn trình diễn thức ăn cho trẻ em (cho đối tượng là phụ nữ có thai và bà mẹ/người chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi) tại trạm y tế xã, phường, thị trấn và tại cộng đồng.
Tổ chức thực hiện bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng cho học sinh; tư vấn dinh dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng tại trường học. Tăng cường phối hợp giữa ngành Giáo dục và ngành Y tế; tổ chức tập huấn cho các cán bộ triển khai dự án về tổ chức bữa ăn học đường, các kiến thức và kỹ năng giáo dục dinh dưỡng học đường, dinh dưỡng và hoạt động thể lực hợp lý, các kiến thức và kỹ năng cần thiết để triển khai hoạt động; đẩy mạnh chất lượng giáo dục dinh dưỡng chính khóa và các hình thức ngoại khóa phù hợp với điều kiện địa phương. Ngành Y tế tham gia với vai trò hướng dẫn chuyên môn và giám sát hoạt động. Các cơ sở giáo dục tổ chức các hình thức tư vấn phù hợp, lồng ghép với chăm sóc y tế học đường. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để học sinh có thể thực hành dinh dưỡng và thể lực hợp lý. Triển khai các mô hình tạo nguồn thực phẩm tại chỗ ở địa phương thông qua kết hợp với các dự án thành phần khác của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2025.
Cùng với đó, hướng dẫn, tổ chức khảo sát, theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng định kỳ theo kế hoạch của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; trẻ em dưới 16 tuổi và phụ nữ mang thai trên địa bàn các huyện nghèo của tỉnh.
Triển khai cung cấp trang thiết bị đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em cho cơ sở y tế tỉnh, huyện, xã, thôn bản và trường học, cung cấp các dụng cụ thực hành dinh dưỡng, vật tư y tế, tài liệu truyền thông, tài liệu chuyên môn để triển khai các hoạt động theo dõi, giám sát tình trạng dinh dưỡng và can thiệp tại cộng đồng.
Tổ chức hướng dẫn, nói chuyện chuyên đề, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế các tuyến, nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dinh dưỡng, y tế trường học, giáo viên, cán bộ làm công tác dinh dưỡng ở trường học và liên ngành khác về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em
Tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông về dinh dưỡng bằng nhiều hình thức và nhiều kênh truyền thông, bao gồm truyền thông đại chúng, loa đài, báo giấy, tờ rơi, pano, áp phích, khẩu hiệu, tháp dinh dưỡng, đoạn băng hình, internet-mạng xã hội, phần mềm công nghệ số.
Tổ chức các chiến dịch, lễ phát động, các buổi truyền thông trong Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ, Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển, Ngày Vi chất dinh dưỡng, ngày tiêm chủng phù hợp với điều kiện và kế hoạch của địa phương.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tỉnh Yên Bái tập trung “Cải thiện tình trạng dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2025 với mục tiêu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi; chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh và trẻ em sinh sống tại các huyện nghèo Trạm Tấu, Mù Cang Chải.
Phấn đấu hạ xuống mức thấp các thể thiếu dinh dưỡng ở trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh và trẻ em sinh sống tại các huyện nghèo với các chỉ tiêu: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi tại địa bàn các huyện nghèo giảm xuống dưới 34%; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gầy còm sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo xuống dưới 5%; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ học đường từ 5-16 tuổi thể thấp còi sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo xuống dưới 40%.
Tập trung các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh; trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo. Với các chỉ tiêu: Có ≥ 80% trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được bổ sung vi chất dinh dưỡng; Có ≥ 80% phụ nữ mang thai sinh sống trên địa bàn huyện nghèo được cung cấp miễn phí viên vi chất từ khi phát hiện mang thai đến 01 tháng sau sinh.
Cùng với đó bảo đảm ứng phó về phòng chống suy dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp cho hộ gia đình trên địa bàn các huyện nghèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Cụ thể: Tăng tỷ lệ trẻ em từ 6-23 tháng tuổi sinh sống trên địa bàn huyện nghèo ăn bổ sung đúng, đủ lên 50%; Tỷ lệ hộ gia đình được cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp tại địa bàn các huyện nghèo đạt trên 80% (nếu có xảy ra).
Việc triển khai được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, trọng tâm là các huyện nghèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Với đối tượng là Trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm vi toàn tỉnh. Trẻ em dưới 16 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, hộ gia đình, cơ sở y tế, trường học trên địa bàn các huyện nghèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải.
Các nội dung hỗ trợ gồm, can thiệp trực tiếp đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi tiếp cận với các can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng (cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng, quản lý suy dinh dưỡng cấp tính tại cộng đồng...).
Hỗ trợ can thiệp trực tiếp trẻ từ 5 đến dưới 16 tuổi cải thiện bữa ăn học đường, theo dõi tình trạng dinh dưỡng định kỳ và tư vấn dinh dưỡng, hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, giáo dục cho trẻ về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng...
Hỗ trợ nâng cao nhận thức và hành vi của các đối tượng thông qua việc tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tư vấn về chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 16 tuổi và người chăm sóc.
Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản; tăng cường nguồn lực và phối hợp liên ngành về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng và theo dõi, giám sát, đánh giá, báo cáo kết quả hoạt động của Chương trình.
Tổ chức các hoạt động can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ em từ 0-16 tuổi. Cung cấp các dịch vụ tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ từ lúc mang thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi.
Bên cạnh đó, triển khai bổ sung vi chất dinh dưỡng cho các nhóm đối tượng: Bổ sung vitamin A cho trẻ em từ 6 tháng đến 59 tháng tuổi đang sinh sống tại các huyện nghèo Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Các địa bàn còn lại triển khai như quy định hiện hành và do nguồn ngân sách hợp pháp khác chi trả; Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ em từ 6 tháng đến 59 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi; Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 16 tuổi bị suy dinh dưỡng; Bổ sung vi chất sắt cho trẻ em gái vị thành niên từ 12 đến dưới 16 tuổi; Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai.
Phát hiện, điều trị và quản lý suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em tại cộng đồng. Áp dụng cho trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi được chẩn đoán suy dinh dưỡng cấp tính nặng.
Tổ chức tẩy giun định kỳ cho trẻ em từ 2 tuổi đến dưới 6 tuổi và phụ nữ tuổi sinh đẻ chuẩn bị mang thai. Hoạt động thực hiện trên địa bàn các huyện nghèo Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Các địa bàn còn lại vẫn triển khai như quy định hiện hành và do nguồn ngân sách hợp pháp khác.
Có kế hoạch và dự trữ nguồn sản phẩm dinh dưỡng cho việc ứng phó với ảnh hưởng thiên tai, thảm họa, dịch bệnh đối với việc chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ em tại các huyện nghèo của tỉnh. Xây dựng kế hoạch ứng phó về dinh dưỡng với khẩn cấp hoặc lồng ghép trong kế hoạch ứng phó về thiên tai thảm họa. Có kế hoạch sử dụng các trang thiết bị, vật tư, thuốc, sản phẩm dinh dưỡng nếu không có tình huống khẩn cấp xảy ra một cách phù hợp, hiệu quả, tránh lãng phí.
Tăng cường chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú; tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung thông qua các hình thức truyền thông trực tiếp như thảo luận nhóm, hướng dẫn trình diễn thức ăn cho trẻ em (cho đối tượng là phụ nữ có thai và bà mẹ/người chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi) tại trạm y tế xã, phường, thị trấn và tại cộng đồng.
Tổ chức thực hiện bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng cho học sinh; tư vấn dinh dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng tại trường học. Tăng cường phối hợp giữa ngành Giáo dục và ngành Y tế; tổ chức tập huấn cho các cán bộ triển khai dự án về tổ chức bữa ăn học đường, các kiến thức và kỹ năng giáo dục dinh dưỡng học đường, dinh dưỡng và hoạt động thể lực hợp lý, các kiến thức và kỹ năng cần thiết để triển khai hoạt động; đẩy mạnh chất lượng giáo dục dinh dưỡng chính khóa và các hình thức ngoại khóa phù hợp với điều kiện địa phương. Ngành Y tế tham gia với vai trò hướng dẫn chuyên môn và giám sát hoạt động. Các cơ sở giáo dục tổ chức các hình thức tư vấn phù hợp, lồng ghép với chăm sóc y tế học đường. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để học sinh có thể thực hành dinh dưỡng và thể lực hợp lý. Triển khai các mô hình tạo nguồn thực phẩm tại chỗ ở địa phương thông qua kết hợp với các dự án thành phần khác của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2025.
Cùng với đó, hướng dẫn, tổ chức khảo sát, theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng định kỳ theo kế hoạch của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; trẻ em dưới 16 tuổi và phụ nữ mang thai trên địa bàn các huyện nghèo của tỉnh.
Triển khai cung cấp trang thiết bị đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em cho cơ sở y tế tỉnh, huyện, xã, thôn bản và trường học, cung cấp các dụng cụ thực hành dinh dưỡng, vật tư y tế, tài liệu truyền thông, tài liệu chuyên môn để triển khai các hoạt động theo dõi, giám sát tình trạng dinh dưỡng và can thiệp tại cộng đồng.
Tổ chức hướng dẫn, nói chuyện chuyên đề, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế các tuyến, nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dinh dưỡng, y tế trường học, giáo viên, cán bộ làm công tác dinh dưỡng ở trường học và liên ngành khác về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em
Tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông về dinh dưỡng bằng nhiều hình thức và nhiều kênh truyền thông, bao gồm truyền thông đại chúng, loa đài, báo giấy, tờ rơi, pano, áp phích, khẩu hiệu, tháp dinh dưỡng, đoạn băng hình, internet-mạng xã hội, phần mềm công nghệ số.
Tổ chức các chiến dịch, lễ phát động, các buổi truyền thông trong Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ, Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển, Ngày Vi chất dinh dưỡng, ngày tiêm chủng phù hợp với điều kiện và kế hoạch của địa phương.