CTTĐT - Bộ GD&ĐT ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 'Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025' của ngành Giáo dục với mục tiêu tạo môi trường và cơ chế hoạt động khởi nghiệp, tạo chuyển biến mang tính đột phá về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại các đại học, học viện, các trường đại học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm trong cả nước (gọi chung là các cơ sở đào tạo).
Tổ chức các khóa tập huấn kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho HSSV tại các nhà trường.
Theo Kế hoạch, Bộ GD&ĐT đề ra 5 nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện Đề án. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác truyền thông, một trong những nội dung chính của hỗ trợ khởi nghiệp đó là: Hình thành đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tại các cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo bố trí cán bộ, giảng viên phụ trách công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên (HSSV) khởi nghiệp; xây dựng và ban hành bộ tài liệu đào tạo đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp tại các cơ sở đào tạo; tài liệu bồi dưỡng giáo viên hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông (THPT), các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp dành cho sinh viên các trường đại học và học sinh THPT. Đồng thời tổ chức đào tạo bồi dưỡng, nâng cao kiến thức kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ HSSV khởi nghiệp tại cơ sở đào tạo, trường THPT, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; tổ chức các khóa tập huấn kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho HSSV tại các nhà trường.
Tổ chức các khóa đào tạo, học tập, giao lưu, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm quốc tế cho HSSV và đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ HSSV khởi nghiệp trong các nhà trường trong và ngoài nước; xây dựng các chuyên đề khởi nghiệp đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn phù hợp với thực tiễn.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đặc biệt nhấn mạnh đến việc tạo môi trường hỗ trợ học sinh, sinh viên (HSSV) khởi nghiệp. Trong đó, các cơ sở đào tạo bố trí, đầu tư cơ sở vật chất, thành lập các trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp trong trường, tạo không gian dùng chung cho sinh viên. Đồng thời, thành lập câu lạc bộ khởi nghiệp phù hợp với nhóm ngành đào tạo.
Giai đoạn 2018 - 2020, thí điểm xây dựng 3 mô hình trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp tại 3 khu vực.
Giai đoạn 2021 - 2025 hình thành ít nhất 10 trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp trong cả nước trên cơ sở sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà trường.
Xây dựng nội dung, chương trình phát triển sàn giao dịch ý tưởng, dự án khởi nghiệp trực tuyến giữa các cơ sở đào tạo, các HSSV và các doanh nghiệp.
Để có nguồn vốn cho các chương trình, dự án khởi nghiệp của sinh viên hoạt động, các đại học, học viện, trường đại học chủ động bố trí kinh phí từ nguồn thu hợp pháp; xây dựng Quỹ hỗ trợ HSSV khởi nghiệp tại các nhà trường từ nguồn kinh phí xã hội hóa.
Các trường có thể tìm kiếm nguồn kinh phí, kết nối, thu hút đầu tư từ các cá nhân, tổ chức đối với những dự án được hình thành từ các ý tưởng khởi nghiệp của HSSV.
Theo Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định phê duyệt ngày 30/10/2017, đến năm 2020, có ít nhất 90% học sinh, sinh viên của các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thực, được trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp; 100% các ĐH, HV, trường ĐH, 50% trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 2 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của HSSV được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các DN, các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Đến năm 2025, 100% các ĐH, HV, trường ĐH, 70% trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 5 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của HSSV được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các DN, các quỹ đầu tư mạo hiểm.
|
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bộ GD&ĐT ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 'Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025' của ngành Giáo dục với mục tiêu tạo môi trường và cơ chế hoạt động khởi nghiệp, tạo chuyển biến mang tính đột phá về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại các đại học, học viện, các trường đại học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm trong cả nước (gọi chung là các cơ sở đào tạo).Theo Kế hoạch, Bộ GD&ĐT đề ra 5 nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện Đề án. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác truyền thông, một trong những nội dung chính của hỗ trợ khởi nghiệp đó là: Hình thành đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tại các cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo bố trí cán bộ, giảng viên phụ trách công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên (HSSV) khởi nghiệp; xây dựng và ban hành bộ tài liệu đào tạo đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp tại các cơ sở đào tạo; tài liệu bồi dưỡng giáo viên hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông (THPT), các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp dành cho sinh viên các trường đại học và học sinh THPT. Đồng thời tổ chức đào tạo bồi dưỡng, nâng cao kiến thức kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ HSSV khởi nghiệp tại cơ sở đào tạo, trường THPT, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; tổ chức các khóa tập huấn kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho HSSV tại các nhà trường.
Tổ chức các khóa đào tạo, học tập, giao lưu, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm quốc tế cho HSSV và đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ HSSV khởi nghiệp trong các nhà trường trong và ngoài nước; xây dựng các chuyên đề khởi nghiệp đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn phù hợp với thực tiễn.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đặc biệt nhấn mạnh đến việc tạo môi trường hỗ trợ học sinh, sinh viên (HSSV) khởi nghiệp. Trong đó, các cơ sở đào tạo bố trí, đầu tư cơ sở vật chất, thành lập các trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp trong trường, tạo không gian dùng chung cho sinh viên. Đồng thời, thành lập câu lạc bộ khởi nghiệp phù hợp với nhóm ngành đào tạo.
Giai đoạn 2018 - 2020, thí điểm xây dựng 3 mô hình trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp tại 3 khu vực.
Giai đoạn 2021 - 2025 hình thành ít nhất 10 trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp trong cả nước trên cơ sở sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà trường.
Xây dựng nội dung, chương trình phát triển sàn giao dịch ý tưởng, dự án khởi nghiệp trực tuyến giữa các cơ sở đào tạo, các HSSV và các doanh nghiệp.
Để có nguồn vốn cho các chương trình, dự án khởi nghiệp của sinh viên hoạt động, các đại học, học viện, trường đại học chủ động bố trí kinh phí từ nguồn thu hợp pháp; xây dựng Quỹ hỗ trợ HSSV khởi nghiệp tại các nhà trường từ nguồn kinh phí xã hội hóa.
Các trường có thể tìm kiếm nguồn kinh phí, kết nối, thu hút đầu tư từ các cá nhân, tổ chức đối với những dự án được hình thành từ các ý tưởng khởi nghiệp của HSSV.
Theo Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định phê duyệt ngày 30/10/2017, đến năm 2020, có ít nhất 90% học sinh, sinh viên của các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thực, được trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp; 100% các ĐH, HV, trường ĐH, 50% trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 2 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của HSSV được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các DN, các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Đến năm 2025, 100% các ĐH, HV, trường ĐH, 70% trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 5 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của HSSV được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các DN, các quỹ đầu tư mạo hiểm.