CTTĐT - Trong những tháng đầu năm 2018, tỉnh luôn quan tâm triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm, kết nối cung - cầu lao động và phát triển thị trường lao động, đã góp phần thực hiện và hoàn thành các mục tiêu về giải quyết việc làm.
Trong 5 tháng đầu năm đã hỗ trợ việc làm mới cho 7.310 lao động
Với sự hỗ trợ thiết thực từ Chương trình Mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động đã đóng vai trò tích cực trong việc lồng ghép các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo điều kiện cho các nhóm đối tượng yếu thế như lao động là người tàn tật, lao động là người dân tộc, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân và cộng đồng…, từ đó, góp phần sử dụng tối ưu các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, gắn dạy nghề với tạo việc làm cho người lao động.
Thị trường lao động ngoài nước ngày càng phát triển và mở rộng; chất lượng nguồn lao động xuất khẩu của tỉnh từng bước được nâng lên, công tác tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài được quan tâm; số doanh nghiệp xuất khẩu lao động hoạt động có hiệu quả nhiều hơn; hoạt động quản lý của Nhà nước về xuất khẩu lao động được tăng cường. Hệ thống thông tin thị trường lao động ngày càng hoàn thiện, góp phần đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời những diễn biến của thị trường lao động, làm cơ sở cho việc hoạch định và điều chỉnh kế hoạch chính sách việc làm và thị trường lao động.
Trong 5 tháng đầu năm 2018, đã thẩm định, cấp 71 giấy phép; giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 557 người; tư vấn giới thiệu việc làm cho 578 lao động; hỗ trợ việc làm mới cho 7.310 lao động, đạt 40,6% KH, trong đó: từ phát triển kinh tế - xã hội là 4.187 lao động, đạt 37,7% KH; từ vay vốn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm 442 lao động, đạt 29,5% KH; từ xuất khẩu lao động 381 lao động, đạt 42,3% KH; đi làm việc ở tỉnh ngoài 2.300 lao động, đạt 51,1% KH.
Trong thời gian tới, để đạt mục tiêu về số lao động được tạo việc làm mới trong năm 2018, tỉnh tiếp tục hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động thuộc dự án Phát triển thị trường lao động và việc làm trong Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020; chỉ đạo, hướng dẫn, tổng hợp, giám sát, đánh giá nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm; thực hiện các chính sách, chương trình, đề án về giải quyết việc làm; trong đó, chú trọng hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp, chuyển dịch việc làm khu vực nông thôn; hỗ trợ tạo việc làm cho nhóm lao động yếu thế, nhất là lao động là người dân tộc thiểu số, lao động là người khuyết tật.
Tăng cường công tác nghiên cứu, phân tích dự báo nhu cầu thị trường lao động, đặc biệt gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tăng dần quy mô các chương trình đào tạo chất lượng cao, các chuyên ngành khoa học liên quan đến công nghệ, kỹ thuật và những ngành thị trường có nhu cầu tuyển dụng cao; tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển thị trường lao động một cách đầy đủ, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.
Theo dõi, cập nhật thường xuyên thông tin cung - cầu lao động; xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người, người tìm việc, kết nối hệ thống thông tin thị trường lao động địa phương với hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia; kết nối với các địa phương có nhu cầu về nguồn lao động; Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống tổ chức dịch vụ việc làm; tăng cường hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động; đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, tăng tần suất, nâng cao hiệu quả tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại địa phương.
Tiếp tục tập trung tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chính chính sách về việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thụ hưởng chính sách.
Phối hợp tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra pháp luật lao động, lồng ghép nội dung về việc làm, thị trường lao động, việc thực hiện hoạt động dịch việc làm của các doanh nghiệp dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý lao động động nói chung, quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nói riêng hoặc thanh tra theo chuyên đề nhằm phát hiện những vướng mắc, những vi phạm hay trục lợi bảo hiểm thất nghiệp, cấp giấy phép cho lao động nước ngoài… để kịp thời xử lý và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động cũng như doanh nghiệp; nâng cao năng lực, nghiệp vụ gắn với thủ tục hành chính trong việc đăng ký, cấp phép cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về: bảo hiểm thất nghiệp, quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, điều tra cung, cầu lao động...
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những tháng đầu năm 2018, tỉnh luôn quan tâm triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm, kết nối cung - cầu lao động và phát triển thị trường lao động, đã góp phần thực hiện và hoàn thành các mục tiêu về giải quyết việc làm.Với sự hỗ trợ thiết thực từ Chương trình Mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động đã đóng vai trò tích cực trong việc lồng ghép các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo điều kiện cho các nhóm đối tượng yếu thế như lao động là người tàn tật, lao động là người dân tộc, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân và cộng đồng…, từ đó, góp phần sử dụng tối ưu các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, gắn dạy nghề với tạo việc làm cho người lao động.
Thị trường lao động ngoài nước ngày càng phát triển và mở rộng; chất lượng nguồn lao động xuất khẩu của tỉnh từng bước được nâng lên, công tác tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài được quan tâm; số doanh nghiệp xuất khẩu lao động hoạt động có hiệu quả nhiều hơn; hoạt động quản lý của Nhà nước về xuất khẩu lao động được tăng cường. Hệ thống thông tin thị trường lao động ngày càng hoàn thiện, góp phần đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời những diễn biến của thị trường lao động, làm cơ sở cho việc hoạch định và điều chỉnh kế hoạch chính sách việc làm và thị trường lao động.
Trong 5 tháng đầu năm 2018, đã thẩm định, cấp 71 giấy phép; giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 557 người; tư vấn giới thiệu việc làm cho 578 lao động; hỗ trợ việc làm mới cho 7.310 lao động, đạt 40,6% KH, trong đó: từ phát triển kinh tế - xã hội là 4.187 lao động, đạt 37,7% KH; từ vay vốn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm 442 lao động, đạt 29,5% KH; từ xuất khẩu lao động 381 lao động, đạt 42,3% KH; đi làm việc ở tỉnh ngoài 2.300 lao động, đạt 51,1% KH.
Trong thời gian tới, để đạt mục tiêu về số lao động được tạo việc làm mới trong năm 2018, tỉnh tiếp tục hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động thuộc dự án Phát triển thị trường lao động và việc làm trong Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020; chỉ đạo, hướng dẫn, tổng hợp, giám sát, đánh giá nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm; thực hiện các chính sách, chương trình, đề án về giải quyết việc làm; trong đó, chú trọng hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp, chuyển dịch việc làm khu vực nông thôn; hỗ trợ tạo việc làm cho nhóm lao động yếu thế, nhất là lao động là người dân tộc thiểu số, lao động là người khuyết tật.
Tăng cường công tác nghiên cứu, phân tích dự báo nhu cầu thị trường lao động, đặc biệt gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tăng dần quy mô các chương trình đào tạo chất lượng cao, các chuyên ngành khoa học liên quan đến công nghệ, kỹ thuật và những ngành thị trường có nhu cầu tuyển dụng cao; tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển thị trường lao động một cách đầy đủ, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.
Theo dõi, cập nhật thường xuyên thông tin cung - cầu lao động; xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người, người tìm việc, kết nối hệ thống thông tin thị trường lao động địa phương với hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia; kết nối với các địa phương có nhu cầu về nguồn lao động; Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống tổ chức dịch vụ việc làm; tăng cường hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động; đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, tăng tần suất, nâng cao hiệu quả tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại địa phương.
Tiếp tục tập trung tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chính chính sách về việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thụ hưởng chính sách.
Phối hợp tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra pháp luật lao động, lồng ghép nội dung về việc làm, thị trường lao động, việc thực hiện hoạt động dịch việc làm của các doanh nghiệp dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý lao động động nói chung, quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nói riêng hoặc thanh tra theo chuyên đề nhằm phát hiện những vướng mắc, những vi phạm hay trục lợi bảo hiểm thất nghiệp, cấp giấy phép cho lao động nước ngoài… để kịp thời xử lý và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động cũng như doanh nghiệp; nâng cao năng lực, nghiệp vụ gắn với thủ tục hành chính trong việc đăng ký, cấp phép cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về: bảo hiểm thất nghiệp, quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, điều tra cung, cầu lao động...