CTTĐT - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa ban hành Công văn yêu cầu Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các địa phương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện công tác chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo GDNN.
Huy động nguồn lực đầu tư để chuẩn hóa và phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
Thực hiện Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ trường Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; Thông tư số 21/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các địa phương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục quan tâm, huy động nguồn lực đầu tư để chuẩn hóa và phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đáp ứng quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH. Thực hiện công tác chuẩn hóa về kỹ năng nghề cho đội ngũ nhà giáo giảng dạy thực hành, tích hợp theo quy định tại khoản 12 Điều 1 (về sửa đổi Điều 55) Thông tư số 21/2020/TT-BLĐTBXH. Theo đó, nhà giáo GDNN phải hoàn thiện để đáp ứng tiêu chuẩn về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trong thời gian 12 tháng kể từ ngày Thông tư số 21/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực đối với những ngành, nghề đã ban hành đề thi, kiểm tra, đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề hoặc trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ban hành đề thi, kiểm tra, đánh giá để cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề cho nhà giáo GDNN.
Danh mục ngành, nghề đã ban hành đề thi, kiểm tra, đánh giá để cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chi kỹ năng thực hành nghề cho nhà GDNN nghiệp được cập nhật trên website của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp (http://gdnn.gov.vn/Tài nguyên/Vụ Nhà giáo).
Chủ động rà soát, báo cáo với cơ quan chủ quản đề xuất với các Bộ chuyên ngành phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc công nhận tương đương chứng chỉ, chứng nhận trình độ kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm với chứng chỉ kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm quy định tại Thông tư số 08/2017/TT- BLĐTBXH và Thông tư số 21/2020/TT-BLĐTBXH.
Tăng cường đổi mới phương pliáp dạy học theo hướng tích cực, hiện đại, giao quyền tự chủ cho nhà giáo trong việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực đáp ứng yêu cầu đào tạo GDNN trong tình hình dịch bệnh Covid-19. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tập huấn, trao đổi chuyên môn cho đội ngũ nhà giáo về năng lực số, quản lý và sử dụng các phương tiện công nghệ, tài nguyên mạng phục vụ quá trình dạy học; phương pháp đào tạo, giảng dạy trực tuyến, từ xa, phương pháp phát triển chương trình và xây dựng học liệu số đề áp dụng vào giảng dạy. Bố trí, hướng dẫn sử dụng các nguồn lực theo quy định cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và triển khai nâng cấp hạ tầng, nền tảng công nghệ, phát triển nguồn học liệu số sử dụng chung cho các cơ sở GDNN.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa ban hành Công văn yêu cầu Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các địa phương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện công tác chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo GDNN.Thực hiện Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ trường Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; Thông tư số 21/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các địa phương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục quan tâm, huy động nguồn lực đầu tư để chuẩn hóa và phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đáp ứng quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH. Thực hiện công tác chuẩn hóa về kỹ năng nghề cho đội ngũ nhà giáo giảng dạy thực hành, tích hợp theo quy định tại khoản 12 Điều 1 (về sửa đổi Điều 55) Thông tư số 21/2020/TT-BLĐTBXH. Theo đó, nhà giáo GDNN phải hoàn thiện để đáp ứng tiêu chuẩn về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trong thời gian 12 tháng kể từ ngày Thông tư số 21/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực đối với những ngành, nghề đã ban hành đề thi, kiểm tra, đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề hoặc trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ban hành đề thi, kiểm tra, đánh giá để cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề cho nhà giáo GDNN.
Danh mục ngành, nghề đã ban hành đề thi, kiểm tra, đánh giá để cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chi kỹ năng thực hành nghề cho nhà GDNN nghiệp được cập nhật trên website của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp (http://gdnn.gov.vn/Tài nguyên/Vụ Nhà giáo).
Chủ động rà soát, báo cáo với cơ quan chủ quản đề xuất với các Bộ chuyên ngành phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc công nhận tương đương chứng chỉ, chứng nhận trình độ kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm với chứng chỉ kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm quy định tại Thông tư số 08/2017/TT- BLĐTBXH và Thông tư số 21/2020/TT-BLĐTBXH.
Tăng cường đổi mới phương pliáp dạy học theo hướng tích cực, hiện đại, giao quyền tự chủ cho nhà giáo trong việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực đáp ứng yêu cầu đào tạo GDNN trong tình hình dịch bệnh Covid-19. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tập huấn, trao đổi chuyên môn cho đội ngũ nhà giáo về năng lực số, quản lý và sử dụng các phương tiện công nghệ, tài nguyên mạng phục vụ quá trình dạy học; phương pháp đào tạo, giảng dạy trực tuyến, từ xa, phương pháp phát triển chương trình và xây dựng học liệu số đề áp dụng vào giảng dạy. Bố trí, hướng dẫn sử dụng các nguồn lực theo quy định cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và triển khai nâng cấp hạ tầng, nền tảng công nghệ, phát triển nguồn học liệu số sử dụng chung cho các cơ sở GDNN.