CTTĐT – 3 chỉ tiêu nhiệm vụ trong Chương trình hành động 144 của Tỉnh ủy là phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, chuyển dịch khoảng 2% lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tạo việc làm mới cho 20.000 lao động đang được ngành Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện.
Trường cao đẳng nghề Yên Bái nâng cao kỹ năng nghề nghiệp thiết bị nghề điện.
Ngày 15/2/2019, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Chương trình hành động số 144, thực hiện Kết luận số 37-KL/TW ngày 17/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 22 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh năm 2019. Trong đó, xác định Chủ đề của năm nay là "Đẩy mạnh 3 khâu đột phá chiến lược: tích cực thu hút đầu tư; thúc đẩy khởi nghiệp; thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững”. Đặc biệt trong đó có 3 chỉ tiêu nhiệm vụ được nêu trong Chương trình hành động số 144 của Tỉnh ủy mà ngành Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH)phải triển khai thực hiện đó là: Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, chuyển dịch khoảng 2% lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tạo việc làm mới cho 20.000 lao động.
Được biết, để triển khai hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao tại Chương trình hành động số 144, ngành LĐTBXH đã tập trung vào những giải pháp cụ thể như: Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp nhằm nâng cao trách nhiệm phối hợp của các cấp, ngành, địa phương trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp; nâng cao nhận thức của người lao động về học nghề, việc làm; huy động sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề, tuyển dụng lao động trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường phân luồng học sinh sau THCS, THPT tham gia học nghề ở các cấp trình độ theo mục tiêu phân luồng của tỉnh; khảo sát xác định nhu cầu học nghề của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT; đồng thời đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp trong các trường phổ thông, tổ chức tư vấn hướng nghiệp, học nghề, việc làm tại các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh; Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở đã tổ chức các phiên tư vấn, tuyển dụng lao động tại các xã trên địa bàn tỉnh (thu hút trên 700 lao động tham gia với hàng trăm lao động được doanh nghiệp tuyển dụng).
Tổ chức 21 hội nghị tư vấn định hướng nghề nghiệp, việc làm tại 21 trường THPT, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đã tư vấn định hướng nghề nghiệp, việc làm cho 4.712 học sinh chuẩn bị tốt nghiệp THPT nhằm thực hiện mục tiêu phân luồng học sinh sau THPT tham gia học nghề. Tổ chức Ngày hội "Việc làm, tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp”cho đối tượng chủ yếu là học sinh tốt nghiệp THCS, THPT nhằm đẩy mạnh phần luồng và thu hút học sinh tốt nghiệp THCS, THPT tham gia học nghề hoặc tham gia thị trường lao động (Ngày hội đã thu hút 19 trường và doanh nghiệp với 1.000 học sinh tham gia); tăng cường cập nhật thông tin tuyển sinh về phân luồng, học nghề, việc làm nhằm hỗ trợ công tác tuyển sinh đào tạo, đặc biệt là đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, đào tạo nhân lực chất lượng cao. Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu, theo đơn đặt hàng, theo địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp.
Đẩy mạnh tuyển sinh đào tạo gắn với xuất khẩu lao động, liên kết với doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo lao động. Theo kế hoạch, năm 2019, mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập ký kết hợp đồng đào tạo được với ít nhất 3-5 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh để đào tạo và cung ứng nhân lực theo nhu cầu sử dụng, gắn với giải quyết việc làm đầu ra cho người học nghề.
Đến nay đã có 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp ký kết thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp để đào tạo và cung ứng lao động theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Thứ năm, đẩy mạnh các loại hình đào tạo liên thông, liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh ở các cấp trình độ, tăng cường tuyển sinh dạy nghề xã hội hóa, thu hút các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề gắn với tuyển dụng lao động vào làm việc.
Một số kết quả cụ thể trong lĩnh vực giải quyết việc làm: 7 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh đã hỗ trợ giải quyết việc làm cho 13.423/20.500 lao động (đạt 65,47% kế hoạch 2019). Trong đó: từ phát triển kinh tế xã hội 7.635 người; từ xuất khẩu lao động 591 người; từ vay vốn giải quyết việc làm 1.049 người; từ cung ứng lao động đi làm việc ngoài tỉnh 4.148 người.
Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, 7 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh tuyển mới đào tạo cho 17.265/ 30.000 người (đạt 57,6% so với kế hoạch). Trong đó, trình độ cao đẳng 1.162 người; trung cấp 1.743 người; sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng 14.360 người. Về chuyển dịch cơ cấu lao động từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 3.737/ 5.300 (đạt 70,5% so với kế hoạch) người chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – 3 chỉ tiêu nhiệm vụ trong Chương trình hành động 144 của Tỉnh ủy là phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, chuyển dịch khoảng 2% lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tạo việc làm mới cho 20.000 lao động đang được ngành Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện.Ngày 15/2/2019, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Chương trình hành động số 144, thực hiện Kết luận số 37-KL/TW ngày 17/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 22 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh năm 2019. Trong đó, xác định Chủ đề của năm nay là "Đẩy mạnh 3 khâu đột phá chiến lược: tích cực thu hút đầu tư; thúc đẩy khởi nghiệp; thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững”. Đặc biệt trong đó có 3 chỉ tiêu nhiệm vụ được nêu trong Chương trình hành động số 144 của Tỉnh ủy mà ngành Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH)phải triển khai thực hiện đó là: Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, chuyển dịch khoảng 2% lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tạo việc làm mới cho 20.000 lao động.
Được biết, để triển khai hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao tại Chương trình hành động số 144, ngành LĐTBXH đã tập trung vào những giải pháp cụ thể như: Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp nhằm nâng cao trách nhiệm phối hợp của các cấp, ngành, địa phương trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp; nâng cao nhận thức của người lao động về học nghề, việc làm; huy động sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề, tuyển dụng lao động trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường phân luồng học sinh sau THCS, THPT tham gia học nghề ở các cấp trình độ theo mục tiêu phân luồng của tỉnh; khảo sát xác định nhu cầu học nghề của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT; đồng thời đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp trong các trường phổ thông, tổ chức tư vấn hướng nghiệp, học nghề, việc làm tại các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh; Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở đã tổ chức các phiên tư vấn, tuyển dụng lao động tại các xã trên địa bàn tỉnh (thu hút trên 700 lao động tham gia với hàng trăm lao động được doanh nghiệp tuyển dụng).
Tổ chức 21 hội nghị tư vấn định hướng nghề nghiệp, việc làm tại 21 trường THPT, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đã tư vấn định hướng nghề nghiệp, việc làm cho 4.712 học sinh chuẩn bị tốt nghiệp THPT nhằm thực hiện mục tiêu phân luồng học sinh sau THPT tham gia học nghề. Tổ chức Ngày hội "Việc làm, tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp”cho đối tượng chủ yếu là học sinh tốt nghiệp THCS, THPT nhằm đẩy mạnh phần luồng và thu hút học sinh tốt nghiệp THCS, THPT tham gia học nghề hoặc tham gia thị trường lao động (Ngày hội đã thu hút 19 trường và doanh nghiệp với 1.000 học sinh tham gia); tăng cường cập nhật thông tin tuyển sinh về phân luồng, học nghề, việc làm nhằm hỗ trợ công tác tuyển sinh đào tạo, đặc biệt là đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, đào tạo nhân lực chất lượng cao. Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu, theo đơn đặt hàng, theo địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp.
Đẩy mạnh tuyển sinh đào tạo gắn với xuất khẩu lao động, liên kết với doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo lao động. Theo kế hoạch, năm 2019, mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập ký kết hợp đồng đào tạo được với ít nhất 3-5 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh để đào tạo và cung ứng nhân lực theo nhu cầu sử dụng, gắn với giải quyết việc làm đầu ra cho người học nghề.
Đến nay đã có 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp ký kết thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp để đào tạo và cung ứng lao động theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Thứ năm, đẩy mạnh các loại hình đào tạo liên thông, liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh ở các cấp trình độ, tăng cường tuyển sinh dạy nghề xã hội hóa, thu hút các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề gắn với tuyển dụng lao động vào làm việc.
Một số kết quả cụ thể trong lĩnh vực giải quyết việc làm: 7 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh đã hỗ trợ giải quyết việc làm cho 13.423/20.500 lao động (đạt 65,47% kế hoạch 2019). Trong đó: từ phát triển kinh tế xã hội 7.635 người; từ xuất khẩu lao động 591 người; từ vay vốn giải quyết việc làm 1.049 người; từ cung ứng lao động đi làm việc ngoài tỉnh 4.148 người.
Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, 7 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh tuyển mới đào tạo cho 17.265/ 30.000 người (đạt 57,6% so với kế hoạch). Trong đó, trình độ cao đẳng 1.162 người; trung cấp 1.743 người; sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng 14.360 người. Về chuyển dịch cơ cấu lao động từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 3.737/ 5.300 (đạt 70,5% so với kế hoạch) người chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.