CTTĐT - Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Văn Chấn luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm và đang phát huy tốt hiệu quả.
Trong 5 năm huyện Văn Chấn đã đào tạo nghề cho trên 22.800 lao động
Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện được quan tâm, bám sát nhu cầu và thị trường lao động; đã có sự liên kết đào tạo với cơ sở sản xuất và sử dụng lao động. Trong 5 năm đã đào tạo nghề cho trên 22.800 lao động; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 32,5% năm 2015 lên 54,3% năm 2020; trong đó lao động được cấp văn bằng, chứng chỉ đạt 22,2% tăng 4,5% so với đầu nhiệm kỳ; tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 80,7%, tăng 4,2% so với đầu nhiệm kỳ. Hàng năm giải quyết việc làm cho gần 4 nghìn lao động. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực. Mỗi năm có gần 1.500 lao động chuyển sang phi nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập và cơ cấu lại lao động.
Trong thời gian tới, huyện tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với việc làm và sử dụng lao động. Thúc đẩy xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao năng suất lao động. Phấn đấu chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp bình quân mỗi năm 1,5-2%. Gắn chặt việc phát triển kinh tế với giải quyết hiệu qủa các vấn đề xã hội nhất là việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, trong đó quan tâm đến đồng bào dân tộc, vùng còn nhiều khó khăn, các gia đình chính sách. Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% trở lên, trong đó được cấp bằng, chứng chỉ đạt 30% trở lên; hàng năm tạo việc làm mới từ 2.700 lao động trở lên.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Văn Chấn luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm và đang phát huy tốt hiệu quả.Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện được quan tâm, bám sát nhu cầu và thị trường lao động; đã có sự liên kết đào tạo với cơ sở sản xuất và sử dụng lao động. Trong 5 năm đã đào tạo nghề cho trên 22.800 lao động; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 32,5% năm 2015 lên 54,3% năm 2020; trong đó lao động được cấp văn bằng, chứng chỉ đạt 22,2% tăng 4,5% so với đầu nhiệm kỳ; tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 80,7%, tăng 4,2% so với đầu nhiệm kỳ. Hàng năm giải quyết việc làm cho gần 4 nghìn lao động. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực. Mỗi năm có gần 1.500 lao động chuyển sang phi nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập và cơ cấu lại lao động.
Trong thời gian tới, huyện tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với việc làm và sử dụng lao động. Thúc đẩy xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao năng suất lao động. Phấn đấu chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp bình quân mỗi năm 1,5-2%. Gắn chặt việc phát triển kinh tế với giải quyết hiệu qủa các vấn đề xã hội nhất là việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, trong đó quan tâm đến đồng bào dân tộc, vùng còn nhiều khó khăn, các gia đình chính sách. Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% trở lên, trong đó được cấp bằng, chứng chỉ đạt 30% trở lên; hàng năm tạo việc làm mới từ 2.700 lao động trở lên.