CTTĐT - Để thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII, ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đặc biệt chú trọng quy hoạch lại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt những lớp nghề cho dù ở quy mô, trình độ nào cũng đều được chú trọng gắn kết với giải quyết việc làm.
Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư là 1 trong số 40 trường nghề chất lượng cao của cả nước
Tỉnh đã ban hành các nghị quyết chuyên đề với nhiều chính sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực; hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được đầu tư nâng cấp.
Từ triển khai đồng bộ các giải pháp, quy mô và chất lượng và hiệu quả từ đào tạo nghề của tỉnh được nâng lên một bước. Trong khoảng 53,2 vạn lao động (năm 2020), tỷ lệ lao động qua đào tạo đã đạt 63%, tăng 18% so với năm 2015, vượt 3% mục tiêu Nghị quyết. Với trên 98.000 lao động được đào tạo nghề 5 năm qua, trên 80% lao động đã kiếm được việc làm trong, ngoài tỉnh.
Đào tạo nghề không chỉ đưa tỷ lệ lao động khu vực nông nghiệp giảm từ 69,4% năm 2015, xuống 61,9% năm 2020, từ có việc làm và thu nhập đã góp phần để GRDP bình quân đầu người của Yên Bái đến nay đạt trên 40 triệu đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2015; trong đó, thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt 32 triệu đồng/năm, gấp 2 lần so với năm 2015. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 32,21% năm 2016, xuống còn 7,56% năm 2020...
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế cho thấy, chất lượng đào tạo nghề còn thấp, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn; giai đoạn 2016 - 2020, năng suất lao động bình quân của tỉnh đạt 5,37%/năm, thấp hơn bình quân chung cả nước (5,8%/năm); giảm nghèo nhanh nhưng thiếu bền vững.… Công tác đào tạo nghề chủ yếu tập trung lao động phổ thông, chất lượng thấp, dẫn đến việc làm thấp, thiếu ổn định, năng suất lao động thấp, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp chậm...
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay đang và sẽ tiếp tục tạo ra những thay đổi lớn về nhu cầu nhân lực. Đối diện với thực tế ấy, công tác đào tạo, giới thiệu việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp đòi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ, cùng với đẩy mạnh các nhóm giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng đến các chính sách về an sinh. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra mục tiêu: GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt trên 60 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia) giảm bình quân trên 4%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 6,2%/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp có văn bằng, chứng chỉ đạt 40%...
Do đó, để đạt được mục tiêu này, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả hệ thống cơ sở đào tạo nghề đồng bộ với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu nhân lực trong nước, quốc tế. Quan tâm ưu tiên đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn, đội ngũ nhân lực kỹ thuật, quản lý, quản trị doanh nghiệp. Có giải pháp thông tin, tuyên truyền, tư vấn làm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề.
Cùng đó, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện đúng quy định về liên kết đào tạo nhằm khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất đã đầu tư; tăng cường liên hệ, hỗ trợ đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn, cho phép các cơ sở giáo dục ngoài tỉnh tham gia liên kết ở những ngành nghề tỉnh có nhu cầu; tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đào tạo, đảm bảo về chất lượng đào tạo; khảo sát, thu thập thông tin về nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; kết nối tốt thông tin thị trường lao động để tăng cường xuất khẩu lao động...
BBT
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII, ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đặc biệt chú trọng quy hoạch lại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt những lớp nghề cho dù ở quy mô, trình độ nào cũng đều được chú trọng gắn kết với giải quyết việc làm.
Tỉnh đã ban hành các nghị quyết chuyên đề với nhiều chính sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực; hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được đầu tư nâng cấp.
Từ triển khai đồng bộ các giải pháp, quy mô và chất lượng và hiệu quả từ đào tạo nghề của tỉnh được nâng lên một bước. Trong khoảng 53,2 vạn lao động (năm 2020), tỷ lệ lao động qua đào tạo đã đạt 63%, tăng 18% so với năm 2015, vượt 3% mục tiêu Nghị quyết. Với trên 98.000 lao động được đào tạo nghề 5 năm qua, trên 80% lao động đã kiếm được việc làm trong, ngoài tỉnh.
Đào tạo nghề không chỉ đưa tỷ lệ lao động khu vực nông nghiệp giảm từ 69,4% năm 2015, xuống 61,9% năm 2020, từ có việc làm và thu nhập đã góp phần để GRDP bình quân đầu người của Yên Bái đến nay đạt trên 40 triệu đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2015; trong đó, thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt 32 triệu đồng/năm, gấp 2 lần so với năm 2015. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 32,21% năm 2016, xuống còn 7,56% năm 2020...
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế cho thấy, chất lượng đào tạo nghề còn thấp, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn; giai đoạn 2016 - 2020, năng suất lao động bình quân của tỉnh đạt 5,37%/năm, thấp hơn bình quân chung cả nước (5,8%/năm); giảm nghèo nhanh nhưng thiếu bền vững.… Công tác đào tạo nghề chủ yếu tập trung lao động phổ thông, chất lượng thấp, dẫn đến việc làm thấp, thiếu ổn định, năng suất lao động thấp, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp chậm...
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay đang và sẽ tiếp tục tạo ra những thay đổi lớn về nhu cầu nhân lực. Đối diện với thực tế ấy, công tác đào tạo, giới thiệu việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp đòi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ, cùng với đẩy mạnh các nhóm giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng đến các chính sách về an sinh. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra mục tiêu: GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt trên 60 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia) giảm bình quân trên 4%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 6,2%/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp có văn bằng, chứng chỉ đạt 40%...
Do đó, để đạt được mục tiêu này, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả hệ thống cơ sở đào tạo nghề đồng bộ với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu nhân lực trong nước, quốc tế. Quan tâm ưu tiên đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn, đội ngũ nhân lực kỹ thuật, quản lý, quản trị doanh nghiệp. Có giải pháp thông tin, tuyên truyền, tư vấn làm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề.
Cùng đó, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện đúng quy định về liên kết đào tạo nhằm khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất đã đầu tư; tăng cường liên hệ, hỗ trợ đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn, cho phép các cơ sở giáo dục ngoài tỉnh tham gia liên kết ở những ngành nghề tỉnh có nhu cầu; tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đào tạo, đảm bảo về chất lượng đào tạo; khảo sát, thu thập thông tin về nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; kết nối tốt thông tin thị trường lao động để tăng cường xuất khẩu lao động...