CTTĐT – Ngày 23/12/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 3283/QĐ-UBND công nhận nghề đan rọ tôm, xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái là làng nghề truyền thống.
(Hình ảnh đan rọ tôm của người dân xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái)
1. Tên làng nghề: Làng nghề đan rọ tôm xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
2. Địa chỉ: Xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
3. Quyết định công bố: Quyết định số 3283/QĐ-UBND ngày 23/12/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái

4. Đường đến làng nghề: Xã Phan Thanh cách trung tâm huyện Lục Yên 30 km đường bộ. Phía bắc giáp với xã Tân Lập, Phía đông giáp xã Minh Tiến và An Phú, Phía Tây giáp xã Phúc Lợi, xã Trung tâm huyện Lục Yên, Phía Nam giáp với Hồ Thác Bà và xã Bảo Ái huyện Yên Bình. Mọi hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của xã với các địa phương khác rất thuận tiện bằng hệ thống đường bộ hướng về Trung tâm huyện Lục Yên và đường thủy về huyện Yên Bình, thành phố Yên Bái theo hồ thác Bà. Tuy nhiên, hệ thống cơ ở hạ tầng nhất là đường giao thông còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội.
5. Quá trình hình thành và phát triển
Phan Thanh là xã vùng III nằm về phía nam của huyện Lục Yên, cách trung tâm huyện 30 km đường bộ. Địa hình trung tâm của xã Phan Thanh tương đối bằng phẳng, địa bàn xã được bao quanh bởi các dãy núi cao xung quanh và các suối nhỏ phân cắt địa bàn xã; Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lâm nghiệp, thương mại dịch vụ ... Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 3.613,2 ha, cách trung tâm huyện Lục Yên 27 km, có 586 hộ với 2262 khẩu, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 36%, cận nghèo chiếm 11%, với 9 dân tộc cùng sinh sống gồm: Tày, Kinh, Dao, Nùng, Thái, Mường, Giáy, La Chí...có 5 thôn.
Trước cách mạng tháng 8/1945 là xã Tòng Lệnh, thuộc Tổng Lâm Trường Thượng.
Năm 1954 sau cải cách ruộng đất, đặt tên mới theo tên Nhà cách mạng Việt Nam, cụ Phan Thanh (1908 - 1939), quê quán tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Sau cách mạng tháng 8/1945, chính quyền mới đặt tên xã là Cát Khánh.
Năm 1949, tách xã thành 2, phía Bắc là xã Tô Hiệu, phía Nam là xã Phan Thanh. Trong kháng chiến chống Pháp, quân đội xây dựng tại ngòi Hốc một cơ sở hậu cần, sản xuất giấy và một số vũ khí nhỏ, tỉnh cũng đặt một tổng kho thóc dự trữ tại phố Hốc phục vụ chiến dịch Tây Bắc.
Năm 1964, khi xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà, xã bị ngập hầu hết, nên phần lớn dân phải chuyển đến nhiều xã lân cận như Yên Thắng, Minh Xuân, Liễu Đô...Một bộ phận nhỏ sống trên mốc hồ (58m) được chuyển vào vùng ven chân núi. Từ thập kỷ 80, thế kỷ 20 mực nước hồ Thác Bà ổn định, một số diện tích vẫn có thể trồng trọt, nhất là các đảo hồ có lợi thế trồng cây lâm nghiệp, nên dân quay trở lại cư trú, tái lập xã, vẫn giữ tên cũ là xã Phan Thanh.
Xã có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn, lao động bình quân mỗi hộ có từ 2 - 3 lao động tham gia trong làng nghề, một số hộ có thêm các em nhỏ và người cao tuổi giúp đan hom, chẻ lạt, số lao động bình quân trên 300 lao động/ngày. Hiệu quả kinh tế của các hộ đan rọ tôm tương đối ổn định, thu nhập bình quân khoảng 3,2 triệu đồng/hộ/tháng (1,6 triệu đồng/người/tháng, thời gian lao động tính 4h/ngày). Do công việc không vất vả nên có thể đan rọ tôm lúc rảnh rỗi, vào buổi tối, tận dụng được thời gian và lao động nông thôn. Trong 3 năm liên tiếp (năm 2018, năm 2019 và năm 2020) hoạt động sản xuất kinh doanh đan rọ tôm trên địa bàn xã Phan thanh đạt hiệu quả, tạo thu nhập ổn định cho thành viên tham gia hoạt động trong làng nghề.
Quá trình đan rọ tôm được thực hiện theo phương pháp thủ công, do đó làng nghề không sử dụng máy móc trong quá trình sản xuất sản phẩm rọ tôm. Nguồn nguyên liệu để đan rọ tôm là nứa, giang và được các hộ trong làng nghề khai thác tại khu vực rừng sản xuất của hộ gia đình do đó các hộ không cần vốn đầu tư trong quá trình sản xuất rọ tôm. Nguồn nguyên liệu để làm ra sản phẩm rọ tôm là giang, nứa được các hộ khai thác từ rừng sản xuất của các hộ gia đình với vùng nguyên liệu là 120 ha (trong đó 70 ha là nứa và 50 ha là giang). Rọ tôm chủ yếu được đan bằng nứa, giang... do tay nghề đồng đều, khâu chuẩn bị nan, khuân cốt, hom cũng đảm bảo nên chất lượng sản phẩm tốt, được người tiêu dùng chấp nhận.
Nghề đan rọ tôm được hình thành và duy trì lâu đời, bên cạnh sản xuất nông nghiệp và khai thác thủy sản, người dân coi đây là một trong những nghề đem lại thu nhập chính của hộ gia đình. Trong thời gian gần đây, do hệ thống giao thông thuận tiện, sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành lân cận, giá thành sản phẩm ổn định, người dân tích cực sản xuất hơn. Giá bán bình quân là 4.000 đồng/sản phẩm rọ tôm và được tiêu thụ chủ yếu khi nước hồ Thác Bà dâng cao (từ mùa thu đến mùa xuân) với thị trường tiêu thụ chủ yếu của làng nghề ở Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Tuyên Quang.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Chi cục Phát triển Nông thôn; Phòng Nông nghiệp và Môi Trường huyện Lục Yên cung cấp)
68 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Ngày 23/12/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 3283/QĐ-UBND công nhận nghề đan rọ tôm, xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái là làng nghề truyền thống. 1. Tên làng nghề: Làng nghề đan rọ tôm xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
2. Địa chỉ: Xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
3. Quyết định công bố: Quyết định số 3283/QĐ-UBND ngày 23/12/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái
4. Đường đến làng nghề: Xã Phan Thanh cách trung tâm huyện Lục Yên 30 km đường bộ. Phía bắc giáp với xã Tân Lập, Phía đông giáp xã Minh Tiến và An Phú, Phía Tây giáp xã Phúc Lợi, xã Trung tâm huyện Lục Yên, Phía Nam giáp với Hồ Thác Bà và xã Bảo Ái huyện Yên Bình. Mọi hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của xã với các địa phương khác rất thuận tiện bằng hệ thống đường bộ hướng về Trung tâm huyện Lục Yên và đường thủy về huyện Yên Bình, thành phố Yên Bái theo hồ thác Bà. Tuy nhiên, hệ thống cơ ở hạ tầng nhất là đường giao thông còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội.
5. Quá trình hình thành và phát triển
Phan Thanh là xã vùng III nằm về phía nam của huyện Lục Yên, cách trung tâm huyện 30 km đường bộ. Địa hình trung tâm của xã Phan Thanh tương đối bằng phẳng, địa bàn xã được bao quanh bởi các dãy núi cao xung quanh và các suối nhỏ phân cắt địa bàn xã; Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lâm nghiệp, thương mại dịch vụ ... Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 3.613,2 ha, cách trung tâm huyện Lục Yên 27 km, có 586 hộ với 2262 khẩu, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 36%, cận nghèo chiếm 11%, với 9 dân tộc cùng sinh sống gồm: Tày, Kinh, Dao, Nùng, Thái, Mường, Giáy, La Chí...có 5 thôn.
Trước cách mạng tháng 8/1945 là xã Tòng Lệnh, thuộc Tổng Lâm Trường Thượng.
Năm 1954 sau cải cách ruộng đất, đặt tên mới theo tên Nhà cách mạng Việt Nam, cụ Phan Thanh (1908 - 1939), quê quán tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Sau cách mạng tháng 8/1945, chính quyền mới đặt tên xã là Cát Khánh.
Năm 1949, tách xã thành 2, phía Bắc là xã Tô Hiệu, phía Nam là xã Phan Thanh. Trong kháng chiến chống Pháp, quân đội xây dựng tại ngòi Hốc một cơ sở hậu cần, sản xuất giấy và một số vũ khí nhỏ, tỉnh cũng đặt một tổng kho thóc dự trữ tại phố Hốc phục vụ chiến dịch Tây Bắc.
Năm 1964, khi xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà, xã bị ngập hầu hết, nên phần lớn dân phải chuyển đến nhiều xã lân cận như Yên Thắng, Minh Xuân, Liễu Đô...Một bộ phận nhỏ sống trên mốc hồ (58m) được chuyển vào vùng ven chân núi. Từ thập kỷ 80, thế kỷ 20 mực nước hồ Thác Bà ổn định, một số diện tích vẫn có thể trồng trọt, nhất là các đảo hồ có lợi thế trồng cây lâm nghiệp, nên dân quay trở lại cư trú, tái lập xã, vẫn giữ tên cũ là xã Phan Thanh.
Xã có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn, lao động bình quân mỗi hộ có từ 2 - 3 lao động tham gia trong làng nghề, một số hộ có thêm các em nhỏ và người cao tuổi giúp đan hom, chẻ lạt, số lao động bình quân trên 300 lao động/ngày. Hiệu quả kinh tế của các hộ đan rọ tôm tương đối ổn định, thu nhập bình quân khoảng 3,2 triệu đồng/hộ/tháng (1,6 triệu đồng/người/tháng, thời gian lao động tính 4h/ngày). Do công việc không vất vả nên có thể đan rọ tôm lúc rảnh rỗi, vào buổi tối, tận dụng được thời gian và lao động nông thôn. Trong 3 năm liên tiếp (năm 2018, năm 2019 và năm 2020) hoạt động sản xuất kinh doanh đan rọ tôm trên địa bàn xã Phan thanh đạt hiệu quả, tạo thu nhập ổn định cho thành viên tham gia hoạt động trong làng nghề.
Quá trình đan rọ tôm được thực hiện theo phương pháp thủ công, do đó làng nghề không sử dụng máy móc trong quá trình sản xuất sản phẩm rọ tôm. Nguồn nguyên liệu để đan rọ tôm là nứa, giang và được các hộ trong làng nghề khai thác tại khu vực rừng sản xuất của hộ gia đình do đó các hộ không cần vốn đầu tư trong quá trình sản xuất rọ tôm. Nguồn nguyên liệu để làm ra sản phẩm rọ tôm là giang, nứa được các hộ khai thác từ rừng sản xuất của các hộ gia đình với vùng nguyên liệu là 120 ha (trong đó 70 ha là nứa và 50 ha là giang). Rọ tôm chủ yếu được đan bằng nứa, giang... do tay nghề đồng đều, khâu chuẩn bị nan, khuân cốt, hom cũng đảm bảo nên chất lượng sản phẩm tốt, được người tiêu dùng chấp nhận.
Nghề đan rọ tôm được hình thành và duy trì lâu đời, bên cạnh sản xuất nông nghiệp và khai thác thủy sản, người dân coi đây là một trong những nghề đem lại thu nhập chính của hộ gia đình. Trong thời gian gần đây, do hệ thống giao thông thuận tiện, sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành lân cận, giá thành sản phẩm ổn định, người dân tích cực sản xuất hơn. Giá bán bình quân là 4.000 đồng/sản phẩm rọ tôm và được tiêu thụ chủ yếu khi nước hồ Thác Bà dâng cao (từ mùa thu đến mùa xuân) với thị trường tiêu thụ chủ yếu của làng nghề ở Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Tuyên Quang.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Chi cục Phát triển Nông thôn; Phòng Nông nghiệp và Môi Trường huyện Lục Yên cung cấp)
Các bài khác
- Nghề truyền thống trồng dâu, nuôi tằm thôn Đình Xây, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (20/05/2024)
- Làng nghề trồng và chế biến chè xanh chất lượng cao thôn Trực Thanh, xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (12/10/2018)
- Làng nghề đan rọ tôm thôn Đồng Tâm, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (12/08/2017)
Xem thêm »