Ngày 23/12/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 3209/QĐ-UBND công nhận nghề Dệt thổ cẩm, xã Chế Cu Nha huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái là làng nghề truyền thống.
Hình ảnh người dân đồng bào Mông làng nghề dệt thổ cẩm xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải
1. Tên làng nghề: Làng nghề Dệt thổ cẩm, xã Chế Cu Nha huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
2. Địa chỉ: Xã Chế Cu Nha huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
3. Quyết định công bố: Quyết định số 3209/QĐ-UBND ngày 23/12/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
4. Đường đến làng nghề:
Xã Chế Cu Nha là một xã nằm ở phía đông của huyện Mù Cang Chải, cách trung tâm huyện 5 km, phía đông tiếp giáp xã La Pán Tẩn; Phía tây tiếp giáp Thị trấn Mù Cang Chải; phía Nam tiếp giáp với xã Kim Nọi; phía Bắc giáp với xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải và xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
5. Quá trình hình thành và phát triển:
Xã Chế Cu Nha có trên 600 hộ dân sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc Mông chiếm 99%. Xây dựng, duy trì và bảo tồn nghề truyền thống không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm tự hào của người dân tộc Mông trên quê hương Mù Cang Chải, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó, nghề thêu, dệt thổ cẩm có nhiều thế mạnh để phát triển do từ lâu đã gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của dân tộc Mông và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trong tín ngưỡng, văn hóa của đồng bào Mông, thổ cẩm truyền thống là hồn cốt dân tộc, đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Thổ cẩm gắn bó với mỗi cộng đồng trong suốt vòng đời, từ lúc sinh ra, lập gia đình và những lúc cuối đời.
Để tạo ra những sản phẩm thổ cẩm độc đáo thì cần phải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người phụ nữ Mông như trồng lanh, xe sợi, in sáp, nhuộm chàm và thêu thùa.
Cứ đến tháng 3, tháng 4 hàng năm, đồng bào dân tộc Mông nơi đây bắt đầu gieo trồng cây lanh và đến tháng 7, tháng 8 mới được thu hoạch. Sau khi thu hoạch, cây lanh được bà con đem ra phơi nắng cho khô rồi mới tước thành sợi. Sợi lanh được đưa vào cối giã mềm rồi nối lại, cuốn thành từng cuộn tròn, mang đi giặt cho mềm sợi lanh và giũ hết những vỏ cây tránh làm mốc sợi. Sau đó bà con đem luộc sợi lanh, cho đến khi thấy sợi lanh mềm và trắng thì mang phơi nắng cho khô và dùng guồng chia sợi lanh ra trước khi mắc vào khung cửi dệt được làm bằng gỗ cao 02m, rộng 01m để dệt nên những tấm vải lanh bền đẹp.
Sau công đoạn dệt, để tạo nên những tấm vải thổ cẩm độc đáo, người phụ nữ Mông bắt đầu công đoạn dùng kỹ thuật in, vẽ sáp và thêu. Vật liệu để hình thành nét hoa văn đó là Sáp ong được người dân chế tạo ra từ con ong lấy mật. Công việc này thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ và còn là tiêu chí đánh giá tài năng, đạo đức, phẩm chất và cách làm ăn của người phụ nữ Mông. Bởi vậy, những sản phẩm thổ cẩm với sự trang trí, phong phú và độc đáo với hoa văn, họa tiết khác nhau, theo các gam màu chủ đạo trắng, đỏ, vàng, xanh lá cây và tím dần hiện lên nền vải lanh đã trở thành nét văn hoá của người Mông từ bao đời nay.
Năm 2017, 2018 toàn xã có 35 hộ, có hội viên phụ Nữ tham gia dệt thổ cẩm, trong năm 2018 xã đã thành lập 01 tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm với 35 thành viên. Đến năm 2024 tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm ngày càng lớn mạnh với gần 50 thành viên, Hợp tác xã hiện có trụ sở tại bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, sản phẩm có mặt ở thị trường Hà Nội, Lào Cai, Hà Giang và các nước Pháp, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ…
Hợp tác xã đã được hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, Trung tâm nghiên cứu, liên kết và phát triển thủ công Mỹ nghệ Craft Link tại Hà Nội đã mở lớp tập huấn, hướng dẫn cho các thành viên trong tổ về kỹ thuật thêu dệt, để tạo thành từng sản phẩm bán ra thị trường.
Thu nhập bình quân của mỗi thanh viên từ 3-5 triệu đồng. Chất lượng sản phẩm sản xuất ra đã đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đặt hàng của các thương lái đặc biệt là Trung tâm nghiên cứu, liên kết và phát triển thủ công Mỹ nghệ Craft Link tại Hà Nội.
Trong văn hóa đồng bào Mông, khi người con gái sinh ra sẽ được mẹ dạy cách thêu thùa. Người Mông quan niệm, người con gái chỉ có giá khi biết thêu thùa, khâu vá. Do đó, nghề thêu dệt thổ cẩm từ lâu gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phương hướng phát triển làng nghề trong những năm tiếp theo đó là:
- Thường xuyên tuyên truyền, vận động để nhân dân tại địa phương nhận thức đầy đủ, toàn diện về hiệu quả toàn diện của việc duy trì, phát triển làng nghề dệt thổ cẩm đối với công tác giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, bảo tồn bản sắc văn hóa, pháp triển du lịch qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo hướng bền vững; động viên các hộ gia đình có thành viên tham gia làng nghề cần phải kiên trì tham gia các hoạt động nghề dệt thổ cẩm để góp phần phát triển kinh tế gia đình, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Mông trên địa bàn xã Chế Cu Nha nói riêng và huyện Mù Cang Chải nói chung.
- Tăng cường mở rộng diện tích trồng cây Lanh tại các hộ gia đình trong bản; đầu tư thêm các loại khung dệt thủ công của người dân để thu hút khách trải nhiệm, đa dạng các mẫu sản phẩm để mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại bằng các hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các trang thông tin của huyện, trên mạng xã hội để tăng nhiều thông tin.
- Có biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, mở rộng hoạt động dạy nghề, truyền nghề, từng bước chuẩn hóa giáo trình, giáo án, bài giảng để bảo tồn, phát triển nghề bền vững.
11 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 23/12/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 3209/QĐ-UBND công nhận nghề Dệt thổ cẩm, xã Chế Cu Nha huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái là làng nghề truyền thống.1. Tên làng nghề: Làng nghề Dệt thổ cẩm, xã Chế Cu Nha huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
2. Địa chỉ: Xã Chế Cu Nha huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
3. Quyết định công bố: Quyết định số 3209/QĐ-UBND ngày 23/12/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
4. Đường đến làng nghề:
Xã Chế Cu Nha là một xã nằm ở phía đông của huyện Mù Cang Chải, cách trung tâm huyện 5 km, phía đông tiếp giáp xã La Pán Tẩn; Phía tây tiếp giáp Thị trấn Mù Cang Chải; phía Nam tiếp giáp với xã Kim Nọi; phía Bắc giáp với xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải và xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
5. Quá trình hình thành và phát triển:
Xã Chế Cu Nha có trên 600 hộ dân sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc Mông chiếm 99%. Xây dựng, duy trì và bảo tồn nghề truyền thống không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm tự hào của người dân tộc Mông trên quê hương Mù Cang Chải, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó, nghề thêu, dệt thổ cẩm có nhiều thế mạnh để phát triển do từ lâu đã gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của dân tộc Mông và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trong tín ngưỡng, văn hóa của đồng bào Mông, thổ cẩm truyền thống là hồn cốt dân tộc, đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Thổ cẩm gắn bó với mỗi cộng đồng trong suốt vòng đời, từ lúc sinh ra, lập gia đình và những lúc cuối đời.
Để tạo ra những sản phẩm thổ cẩm độc đáo thì cần phải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người phụ nữ Mông như trồng lanh, xe sợi, in sáp, nhuộm chàm và thêu thùa.
Cứ đến tháng 3, tháng 4 hàng năm, đồng bào dân tộc Mông nơi đây bắt đầu gieo trồng cây lanh và đến tháng 7, tháng 8 mới được thu hoạch. Sau khi thu hoạch, cây lanh được bà con đem ra phơi nắng cho khô rồi mới tước thành sợi. Sợi lanh được đưa vào cối giã mềm rồi nối lại, cuốn thành từng cuộn tròn, mang đi giặt cho mềm sợi lanh và giũ hết những vỏ cây tránh làm mốc sợi. Sau đó bà con đem luộc sợi lanh, cho đến khi thấy sợi lanh mềm và trắng thì mang phơi nắng cho khô và dùng guồng chia sợi lanh ra trước khi mắc vào khung cửi dệt được làm bằng gỗ cao 02m, rộng 01m để dệt nên những tấm vải lanh bền đẹp.
Sau công đoạn dệt, để tạo nên những tấm vải thổ cẩm độc đáo, người phụ nữ Mông bắt đầu công đoạn dùng kỹ thuật in, vẽ sáp và thêu. Vật liệu để hình thành nét hoa văn đó là Sáp ong được người dân chế tạo ra từ con ong lấy mật. Công việc này thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ và còn là tiêu chí đánh giá tài năng, đạo đức, phẩm chất và cách làm ăn của người phụ nữ Mông. Bởi vậy, những sản phẩm thổ cẩm với sự trang trí, phong phú và độc đáo với hoa văn, họa tiết khác nhau, theo các gam màu chủ đạo trắng, đỏ, vàng, xanh lá cây và tím dần hiện lên nền vải lanh đã trở thành nét văn hoá của người Mông từ bao đời nay.
Năm 2017, 2018 toàn xã có 35 hộ, có hội viên phụ Nữ tham gia dệt thổ cẩm, trong năm 2018 xã đã thành lập 01 tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm với 35 thành viên. Đến năm 2024 tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm ngày càng lớn mạnh với gần 50 thành viên, Hợp tác xã hiện có trụ sở tại bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, sản phẩm có mặt ở thị trường Hà Nội, Lào Cai, Hà Giang và các nước Pháp, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ…
Hợp tác xã đã được hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, Trung tâm nghiên cứu, liên kết và phát triển thủ công Mỹ nghệ Craft Link tại Hà Nội đã mở lớp tập huấn, hướng dẫn cho các thành viên trong tổ về kỹ thuật thêu dệt, để tạo thành từng sản phẩm bán ra thị trường.
Thu nhập bình quân của mỗi thanh viên từ 3-5 triệu đồng. Chất lượng sản phẩm sản xuất ra đã đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đặt hàng của các thương lái đặc biệt là Trung tâm nghiên cứu, liên kết và phát triển thủ công Mỹ nghệ Craft Link tại Hà Nội.
Trong văn hóa đồng bào Mông, khi người con gái sinh ra sẽ được mẹ dạy cách thêu thùa. Người Mông quan niệm, người con gái chỉ có giá khi biết thêu thùa, khâu vá. Do đó, nghề thêu dệt thổ cẩm từ lâu gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phương hướng phát triển làng nghề trong những năm tiếp theo đó là:
- Thường xuyên tuyên truyền, vận động để nhân dân tại địa phương nhận thức đầy đủ, toàn diện về hiệu quả toàn diện của việc duy trì, phát triển làng nghề dệt thổ cẩm đối với công tác giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, bảo tồn bản sắc văn hóa, pháp triển du lịch qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo hướng bền vững; động viên các hộ gia đình có thành viên tham gia làng nghề cần phải kiên trì tham gia các hoạt động nghề dệt thổ cẩm để góp phần phát triển kinh tế gia đình, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Mông trên địa bàn xã Chế Cu Nha nói riêng và huyện Mù Cang Chải nói chung.
- Tăng cường mở rộng diện tích trồng cây Lanh tại các hộ gia đình trong bản; đầu tư thêm các loại khung dệt thủ công của người dân để thu hút khách trải nhiệm, đa dạng các mẫu sản phẩm để mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại bằng các hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các trang thông tin của huyện, trên mạng xã hội để tăng nhiều thông tin.
- Có biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, mở rộng hoạt động dạy nghề, truyền nghề, từng bước chuẩn hóa giáo trình, giáo án, bài giảng để bảo tồn, phát triển nghề bền vững.
Các bài khác
- Làng nghề đan rọ tôm, xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (18/03/2025)
- Nghề truyền thống trồng dâu, nuôi tằm thôn Đình Xây, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (20/05/2024)
- Làng nghề trồng và chế biến chè xanh chất lượng cao thôn Trực Thanh, xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (12/10/2018)
- Làng nghề đan rọ tôm thôn Đồng Tâm, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (12/08/2017)
Xem thêm »