CTTĐT - Không chỉ là đơn vị chủ lực, trực tiếp trong thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, đảm bảo tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị - xã hội, hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí... dù cho đó là ngày thường hay ngày lễ, tết, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh còn là lực lượng hỗ trợ đưa người dân đi cấp cứu, hiến máu nhân đạo, phối hợp bắt giữ các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật; là lực lượng túc trực, “căng mình” làm nhiệm vụ điều tiết giao thông, giúp các phương tiện lưu thông thuận lợi... Những thành tích, chiến công, vai trò, cống hiến của lực lượng CSGT trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; các phong trào thi đua, các cuộc vận động, đã góp phần tôn vinh, lan tỏa hình ảnh đẹp của người chiến sĩ công an “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.
Lực lượng Cảnh sát giao thông xử lý vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn thành phố Yên Bái
Nhớ lại khoảnh khắc người dân bị tai nạn giao thông ngay tại thời điểm đang làm nhiệm vụ cùng các chiến sỹ Đội CSGT đường bộ số 1, Phòng CSGT, Công an tỉnh, Đại úy Trần Minh Tiệp bồi hồi: “Tôi còn nhớ rất rõ khi ấy khoảng 19 giờ, ông Trần Xuân Thụ, sinh năm 1965 điều khiển xe mô tô di chuyển hướng từ xã Đại Đồng đến xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình. Khi đến Km 44+200 trên tuyến quốc lộ 70 thì bị một chiếc xe mô tô đi cùng chiều đã gây tai nạn rồi bỏ chạy khỏi hiện trường. Lập tức, sau 2 phút tổ công tác của tôi đang phối hợp tiến hành kiểm soát tải trọng xe cách vụ tai nạn khoảng 200 mét đã có mặt. Không chần chừ suy nghĩ, tôi trực tiếp dùng xe chuyên dụng đưa nạn nhân đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh, nhờ vậy, nạn nhân đã qua cơn nguy kịch, các thành viên còn lại của tổ công tác cũng nhanh chóng truy tung tích người gây tai nạn bỏ chạy để xử lý theo quy định của pháp luật”.
Được biết, ngay trước đó, Đội CSGT đường bộ số 1, Phòng CSGT Công an tỉnh đã phối hợp cùng Công an xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình bắt giữ đối tượng trộm cắp tài sản của người dân là Nguyễn Tiến Dũng (sinh năm 1982), trú tại thôn Ngòi Bang, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình. Nguyễn Tiến Dũng khai nhận đã trộm chiếc điện thoại thông minh của một người dân trên địa bàn Km19, xã Thịnh Hưng, đang trên đường đi tiêu thụ thì bị lực lượng chức năng bắt giữ. Dũng đã thực hiện hành vi trộm điện thoại cùng nhiều tài sản của người dân trên địa bàn xã Văn Phú, thành phố Yên Bái nhiều lần do nghiện ma túy.

Lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh qua công tác tuần tra kiểm soát trực tiếp phát hiện, bắt giữ đối tượng vận chuyển trái phép chất ma túy
Cơn bão số 3 Yagi hồi tháng 9/2024 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía Bắc, trong đó, Yên Bái là một trong các địa phương chịu thiệt hại lớn. Chính khi ấy, lực lượng vũ trang tỉnh nói chung, và lực lượng CSGT tỉnh nói riêng đã tổ chức lực lượng, phương tiện, kịp thời có mặt ở những nơi xung yếu, khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, tham gia cứu hộ cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, để người dân sớm ổn định cuộc sống. Hình ảnh các chiến sĩ “áo vàng” luôn tận tụy, kiên trung, luôn sát cánh trong những thời khắc khó khăn nhất của đất nước, của nhân dân đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng nhân dân.
Thượng tá Phạm Văn Thảo - Phó trưởng phòng CSGT, Công an tỉnh cho biết: “Bão lũ là thời điểm người dân cần tới chúng tôi hơn bao giờ hết và cũng là tình huống khẩn cấp mà cán bộ, chiến sĩ CSGT đã trực tiếp đối mặt. Đơn vị đã chỉ đạo các đội trực 100% quân số, sẵn sàng ứng phó với các tình hướng có thể xảy ra. Các cán bộ, chiến sĩ phát huy tối đa công năng của các phương tiện, thiết bị nghiệp vụ phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ đưa người dân và tài sản từ vùng lũ đến nơi an toàn; tham gia hỗ trợ người dân bị mắc kẹt vùng mưa lũ, đưa người bị thương đến bệnh viện; kịp thời bảo vệ an ninh trật tự tại các khu vực bị ảnh hưởng và thường xuyên nhắc nhở người dân các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mưa lũ…”. Được biết, trong đợt mưa lũ vừa qua, Phòng CSGT, Công an tỉnh đã huy động 100% lực lượng, trang thiết bị, phương tiện, công cụ đặc chủng chuyên dùng hiện có (ca nô, xuồng máy, xe tải nâng, bán tải, xe cẩu, kéo, cọc tiêu, dây căng phản quang, áo phao…) với 1.200 lượt cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia phòng chống bão, lũ, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn toàn tỉnh, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ, 3 sẵn sàng” với tinh thần “lúc dân cần, lúc dân khó có CSGT”. Phát huy tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, Phòng CSGT tỉnh cũng chủ động vận động, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm (tập thể, cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp…) trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành phố khác không bị ảnh hưởng bởi mưa lũ kịp thời ủng hộ, hỗ trợ, cứu trợ khẩn cấp về tài chính, lương thực, thực phẩm, thiết bị, máy móc và các nhu yếu phẩm cho các hộ dân chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão, lũ, sạt lở đất đá trên địa bàn thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên… Những tấm gương CSGT tận tụy, giản dị, gần gũi, được người dân tin yêu; những hành động đẹp, mưu trí, dũng cảm ấy của lực lượng CSGT tỉnh một lần nữa khẳng định phẩm chất, đạo đức người chiến sỹ Công an nhân dân “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.
Bên cạnh đó, trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, lực lượng CSGT tỉnh luôn giữ vững vai trò tuyến đầu trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT), góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn cuộc sống bình yên cho người dân. Với mật độ giao thông ngày càng cao, nhiều tuyến đường huyết mạch đi qua, được mở rộng... đặc biệt là các vấn đề liên quan đến xử lý nồng độ cồn khi tham gia giao thông thời gian qua, lực lượng CSGT tỉnh đã tăng cường tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm nồng độ cồn nhằm hạn chế tối đa các vụ tai nạn giao thông; từng bước hình thành thói quen “Đã uống rượu, bia - không lái xe” đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ... Lý do đưa ra của những người vi phạm có rất nhiều nhưng quy định trong Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ rất rõ, đã vi phạm là phải xử lý. Tất cả những trường hợp vi phạm đều được Tổ công tác lập biên bản xử lý theo đúng quy định. Cùng với đó, cán bộ, chiến sĩ kết hợp tuyên truyền, nhắc nhở để nâng cao ý thức chấp hành không sử dụng bia, rượu khi tham gia giao thông của người dân. Anh T.Đ.H ở phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái phân trần: “Tôi biết điều khiển xe mô tô sau khi uống bia, rượu là sai nhưng cả nể quá nên có lỡ chứ không uống quá nhiều. Đây sẽ là bài học sâu sắc vì đối với trường hợp của tôi bị giữ giấy phép lái xe 11 tháng sẽ rất khó khăn trong việc đi lại. Sau khi được tuyên truyền, tôi sẽ rút kinh nghiệm. Nếu đã uống rượu, bia thì đi taxi hoặc nếu đã lái xe thì không uống bia, rượu”. Thành phố Yên Bái là trung tâm kết nối, giao thương, đi lại thuận tiện, nhất là vào các dịp lễ, tết đang đến gần nên việc sử dụng rượu, bia của người dân sẽ tăng cao, vi phạm nồng độ cồn có xu hướng tăng so với ngày thường. Đặc biệt, Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, ATGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, thay thế Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc tăng cường trật tự ATGT tại Việt Nam. Tăng mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn cho thấy sự quyết liệt của Chính phủ trong việc xử lý các hành vi vi phạm giao thông có tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe và nâng cao ý thức của người tham gia giao thông trong việc xây dựng văn hóa, môi trường giao thông văn minh, lành mạnh…
Thượng tá Đồng Văn Thắng - Phó trưởng phòng CSGT tỉnh khẳng định: “Thời gian qua, Phòng CSGT, Công an tỉnh đã chủ động phối hợp tuyên truyền về Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; xử phạt hành chính về vi phạm nồng độ cồn... Đồng thời, đã kết hợp tăng cường tuần tra, kiểm soát trên các tuyến, địa bàn có nhiều phương tiện tham gia giao thông nhằm hạn chế tình trạng lái xe trốn tránh và huy động tối đa lực lượng, bố trí nhiều tổ lập chốt kiểm tra nồng độ cồn vào các khung giờ cao điểm, nhất là buổi chiều và tối”. Kết quả, quý I/2025, lực lượng CSGT tỉnh đã phát hiện 1.037 trường hợp vi phạm nồng độ cồn và ma túy; trong đó, 106 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 1 trường hợp vi phạm ma túy; ước tính phạt tiền 4.965 triệu đồng.

Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 2, Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh phối hợp kiểm tra, phát hiện, thu giữ, xử lý hàng hóa gian lận thương mại
Phòng CSGT tỉnh xác định rõ, một trong các nhiệm vụ hết sức trọng tâm khác là công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật của nhân dân khi tham gia giao thông, hạn chế và kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh. Theo đánh giá của lực lượng chức năng, tình trạng học sinh trên địa bàn tỉnh vi phạm TTATGT khi đi học vẫn còn phổ biến. Nổi cộm là tình trạng các bậc phụ huynh giao phương tiện cho con em điều khiển khi chưa đủ tuổi; thanh thiếu niên chưa có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng trên đường khi tham gia giao thông. Do đó, việc trang bị kiến thức, pháp luật cho các em học sinh khi tham gia giao thông là rất quan trọng để các em hình thành thói quen tốt và tránh được những tai nạn bất ngờ có thể xảy ra khi tham gia giao thông trên đường. Nhằm giảm thiểu tình trạng vi phạm TTATGT trong lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh, lực lượng chức năng đã phối hợp tổ chức các chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật, TTATGT tại các trường học thông qua nhiều hình thức như: tổ chức hoạt động ngoại khóa tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT; triển khai các cuộc thi tìm hiểu về giao thông học đường, Hội thảo giới thiệu về Dự án “Đến trường an toàn”, Ngày hội thanh niên với văn hóa giao thông… Cùng với đó, các đội công tác còn tổ chức cho nhà trường, phụ huynh và các em học sinh ký cam kết không vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự ATGT. Để công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được tổ chức đạt hiệu quả cao nhất, cán bộ, chiến sĩ lực lượng CSGT luôn có sự quan tâm, đầu tư nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu kỹ về tình hình TTATGT trên địa bàn; các hành vi vi phạm phổ biến; đặc biệt là những nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông từ đó làm cơ sở để xây dựng nội dung tuyên truyền. Đồng thời, có sự kết hợp đa dạng, linh hoạt nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng gắn với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Chính vì vậy, hầu hết các hoạt động tuyên truyền đều được đánh giá là mang lại hiệu quả thiết thực, tạo được sự hấp dẫn, thu hút đối với người nghe. Một số cách làm hay, điển hình như: Biên soạn tờ rơi, cẩm nang tuyên truyền với các hình ảnh đồ họa thông tin tuyên truyền (infographic); xây dựng các video-clip hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh, sinh viên đăng tải trên internet; tổ chức các hội thi, ngày hội tuyên truyền về TTATGT cho người dân; xây dựng các tin, bài viết tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông; tổ chức các hoạt động tuyên truyền tại các cơ quan, trường học, doanh nghiệp, khu nhà trọ, khu lưu trú của công nhân… Nhờ sự chủ động đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Phòng CSGT tỉnh đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ và tích cực.
Tuần tra, kiểm soát đảm bảo trật tự ATGT; điều tra, xử lý va chạm, tai nạn giao thông, phân luồng, điều tiết, giải tỏa ùn tắc, vận động người dân chấp hành nghiêm quy định về ATGT... là những công việc thường nhật của mỗi cán bộ, chiến sĩ CSGT... Nhưng phía sau những công việc ấy, cán bộ, chiến sĩ CSGT còn giúp người dân dọn dẹp bùn đất, đưa người bị tai nạn giao thông, người bệnh trong cơn nguy kịch đến bệnh viện... Tất cả những hành động, việc làm giản dị, thiết thực đó là những câu chuyện về lòng tốt, tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sĩ. Yên Bái là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa tiêu chí “hạnh phúc” vào Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, hướng tới mục tiêu xây dựng “tỉnh hạnh phúc”. Yên Bái “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc” sẽ chỉ đến khi sự an toàn của người dân, an ninh trật tự, an toàn giao thông được đảm bảo... Và hình ảnh người chiến sĩ CSGT tận tụy ngày đêm trên những nẻo đường, không quản ngại khó khăn, vất vả vì hạnh phúc, an toàn của nhân dân đã trở thành một biểu tượng đẹp về người chiến sĩ CSGT “thép” trên đường, “ấm” trong lòng dân.
Đại úy Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Đội trưởng Đội 1,
Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh
508 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Không chỉ là đơn vị chủ lực, trực tiếp trong thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, đảm bảo tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị - xã hội, hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí... dù cho đó là ngày thường hay ngày lễ, tết, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh còn là lực lượng hỗ trợ đưa người dân đi cấp cứu, hiến máu nhân đạo, phối hợp bắt giữ các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật; là lực lượng túc trực, “căng mình” làm nhiệm vụ điều tiết giao thông, giúp các phương tiện lưu thông thuận lợi... Những thành tích, chiến công, vai trò, cống hiến của lực lượng CSGT trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; các phong trào thi đua, các cuộc vận động, đã góp phần tôn vinh, lan tỏa hình ảnh đẹp của người chiến sĩ công an “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.Nhớ lại khoảnh khắc người dân bị tai nạn giao thông ngay tại thời điểm đang làm nhiệm vụ cùng các chiến sỹ Đội CSGT đường bộ số 1, Phòng CSGT, Công an tỉnh, Đại úy Trần Minh Tiệp bồi hồi: “Tôi còn nhớ rất rõ khi ấy khoảng 19 giờ, ông Trần Xuân Thụ, sinh năm 1965 điều khiển xe mô tô di chuyển hướng từ xã Đại Đồng đến xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình. Khi đến Km 44+200 trên tuyến quốc lộ 70 thì bị một chiếc xe mô tô đi cùng chiều đã gây tai nạn rồi bỏ chạy khỏi hiện trường. Lập tức, sau 2 phút tổ công tác của tôi đang phối hợp tiến hành kiểm soát tải trọng xe cách vụ tai nạn khoảng 200 mét đã có mặt. Không chần chừ suy nghĩ, tôi trực tiếp dùng xe chuyên dụng đưa nạn nhân đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh, nhờ vậy, nạn nhân đã qua cơn nguy kịch, các thành viên còn lại của tổ công tác cũng nhanh chóng truy tung tích người gây tai nạn bỏ chạy để xử lý theo quy định của pháp luật”.
Được biết, ngay trước đó, Đội CSGT đường bộ số 1, Phòng CSGT Công an tỉnh đã phối hợp cùng Công an xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình bắt giữ đối tượng trộm cắp tài sản của người dân là Nguyễn Tiến Dũng (sinh năm 1982), trú tại thôn Ngòi Bang, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình. Nguyễn Tiến Dũng khai nhận đã trộm chiếc điện thoại thông minh của một người dân trên địa bàn Km19, xã Thịnh Hưng, đang trên đường đi tiêu thụ thì bị lực lượng chức năng bắt giữ. Dũng đã thực hiện hành vi trộm điện thoại cùng nhiều tài sản của người dân trên địa bàn xã Văn Phú, thành phố Yên Bái nhiều lần do nghiện ma túy.
Lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh qua công tác tuần tra kiểm soát trực tiếp phát hiện, bắt giữ đối tượng vận chuyển trái phép chất ma túy
Cơn bão số 3 Yagi hồi tháng 9/2024 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía Bắc, trong đó, Yên Bái là một trong các địa phương chịu thiệt hại lớn. Chính khi ấy, lực lượng vũ trang tỉnh nói chung, và lực lượng CSGT tỉnh nói riêng đã tổ chức lực lượng, phương tiện, kịp thời có mặt ở những nơi xung yếu, khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, tham gia cứu hộ cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, để người dân sớm ổn định cuộc sống. Hình ảnh các chiến sĩ “áo vàng” luôn tận tụy, kiên trung, luôn sát cánh trong những thời khắc khó khăn nhất của đất nước, của nhân dân đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng nhân dân.
Thượng tá Phạm Văn Thảo - Phó trưởng phòng CSGT, Công an tỉnh cho biết: “Bão lũ là thời điểm người dân cần tới chúng tôi hơn bao giờ hết và cũng là tình huống khẩn cấp mà cán bộ, chiến sĩ CSGT đã trực tiếp đối mặt. Đơn vị đã chỉ đạo các đội trực 100% quân số, sẵn sàng ứng phó với các tình hướng có thể xảy ra. Các cán bộ, chiến sĩ phát huy tối đa công năng của các phương tiện, thiết bị nghiệp vụ phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ đưa người dân và tài sản từ vùng lũ đến nơi an toàn; tham gia hỗ trợ người dân bị mắc kẹt vùng mưa lũ, đưa người bị thương đến bệnh viện; kịp thời bảo vệ an ninh trật tự tại các khu vực bị ảnh hưởng và thường xuyên nhắc nhở người dân các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mưa lũ…”. Được biết, trong đợt mưa lũ vừa qua, Phòng CSGT, Công an tỉnh đã huy động 100% lực lượng, trang thiết bị, phương tiện, công cụ đặc chủng chuyên dùng hiện có (ca nô, xuồng máy, xe tải nâng, bán tải, xe cẩu, kéo, cọc tiêu, dây căng phản quang, áo phao…) với 1.200 lượt cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia phòng chống bão, lũ, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn toàn tỉnh, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ, 3 sẵn sàng” với tinh thần “lúc dân cần, lúc dân khó có CSGT”. Phát huy tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, Phòng CSGT tỉnh cũng chủ động vận động, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm (tập thể, cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp…) trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành phố khác không bị ảnh hưởng bởi mưa lũ kịp thời ủng hộ, hỗ trợ, cứu trợ khẩn cấp về tài chính, lương thực, thực phẩm, thiết bị, máy móc và các nhu yếu phẩm cho các hộ dân chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão, lũ, sạt lở đất đá trên địa bàn thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên… Những tấm gương CSGT tận tụy, giản dị, gần gũi, được người dân tin yêu; những hành động đẹp, mưu trí, dũng cảm ấy của lực lượng CSGT tỉnh một lần nữa khẳng định phẩm chất, đạo đức người chiến sỹ Công an nhân dân “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.
Bên cạnh đó, trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, lực lượng CSGT tỉnh luôn giữ vững vai trò tuyến đầu trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT), góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn cuộc sống bình yên cho người dân. Với mật độ giao thông ngày càng cao, nhiều tuyến đường huyết mạch đi qua, được mở rộng... đặc biệt là các vấn đề liên quan đến xử lý nồng độ cồn khi tham gia giao thông thời gian qua, lực lượng CSGT tỉnh đã tăng cường tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm nồng độ cồn nhằm hạn chế tối đa các vụ tai nạn giao thông; từng bước hình thành thói quen “Đã uống rượu, bia - không lái xe” đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ... Lý do đưa ra của những người vi phạm có rất nhiều nhưng quy định trong Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ rất rõ, đã vi phạm là phải xử lý. Tất cả những trường hợp vi phạm đều được Tổ công tác lập biên bản xử lý theo đúng quy định. Cùng với đó, cán bộ, chiến sĩ kết hợp tuyên truyền, nhắc nhở để nâng cao ý thức chấp hành không sử dụng bia, rượu khi tham gia giao thông của người dân. Anh T.Đ.H ở phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái phân trần: “Tôi biết điều khiển xe mô tô sau khi uống bia, rượu là sai nhưng cả nể quá nên có lỡ chứ không uống quá nhiều. Đây sẽ là bài học sâu sắc vì đối với trường hợp của tôi bị giữ giấy phép lái xe 11 tháng sẽ rất khó khăn trong việc đi lại. Sau khi được tuyên truyền, tôi sẽ rút kinh nghiệm. Nếu đã uống rượu, bia thì đi taxi hoặc nếu đã lái xe thì không uống bia, rượu”. Thành phố Yên Bái là trung tâm kết nối, giao thương, đi lại thuận tiện, nhất là vào các dịp lễ, tết đang đến gần nên việc sử dụng rượu, bia của người dân sẽ tăng cao, vi phạm nồng độ cồn có xu hướng tăng so với ngày thường. Đặc biệt, Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, ATGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, thay thế Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc tăng cường trật tự ATGT tại Việt Nam. Tăng mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn cho thấy sự quyết liệt của Chính phủ trong việc xử lý các hành vi vi phạm giao thông có tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe và nâng cao ý thức của người tham gia giao thông trong việc xây dựng văn hóa, môi trường giao thông văn minh, lành mạnh…
Thượng tá Đồng Văn Thắng - Phó trưởng phòng CSGT tỉnh khẳng định: “Thời gian qua, Phòng CSGT, Công an tỉnh đã chủ động phối hợp tuyên truyền về Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; xử phạt hành chính về vi phạm nồng độ cồn... Đồng thời, đã kết hợp tăng cường tuần tra, kiểm soát trên các tuyến, địa bàn có nhiều phương tiện tham gia giao thông nhằm hạn chế tình trạng lái xe trốn tránh và huy động tối đa lực lượng, bố trí nhiều tổ lập chốt kiểm tra nồng độ cồn vào các khung giờ cao điểm, nhất là buổi chiều và tối”. Kết quả, quý I/2025, lực lượng CSGT tỉnh đã phát hiện 1.037 trường hợp vi phạm nồng độ cồn và ma túy; trong đó, 106 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 1 trường hợp vi phạm ma túy; ước tính phạt tiền 4.965 triệu đồng.
Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 2, Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh phối hợp kiểm tra, phát hiện, thu giữ, xử lý hàng hóa gian lận thương mại
Phòng CSGT tỉnh xác định rõ, một trong các nhiệm vụ hết sức trọng tâm khác là công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật của nhân dân khi tham gia giao thông, hạn chế và kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh. Theo đánh giá của lực lượng chức năng, tình trạng học sinh trên địa bàn tỉnh vi phạm TTATGT khi đi học vẫn còn phổ biến. Nổi cộm là tình trạng các bậc phụ huynh giao phương tiện cho con em điều khiển khi chưa đủ tuổi; thanh thiếu niên chưa có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng trên đường khi tham gia giao thông. Do đó, việc trang bị kiến thức, pháp luật cho các em học sinh khi tham gia giao thông là rất quan trọng để các em hình thành thói quen tốt và tránh được những tai nạn bất ngờ có thể xảy ra khi tham gia giao thông trên đường. Nhằm giảm thiểu tình trạng vi phạm TTATGT trong lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh, lực lượng chức năng đã phối hợp tổ chức các chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật, TTATGT tại các trường học thông qua nhiều hình thức như: tổ chức hoạt động ngoại khóa tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT; triển khai các cuộc thi tìm hiểu về giao thông học đường, Hội thảo giới thiệu về Dự án “Đến trường an toàn”, Ngày hội thanh niên với văn hóa giao thông… Cùng với đó, các đội công tác còn tổ chức cho nhà trường, phụ huynh và các em học sinh ký cam kết không vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự ATGT. Để công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được tổ chức đạt hiệu quả cao nhất, cán bộ, chiến sĩ lực lượng CSGT luôn có sự quan tâm, đầu tư nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu kỹ về tình hình TTATGT trên địa bàn; các hành vi vi phạm phổ biến; đặc biệt là những nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông từ đó làm cơ sở để xây dựng nội dung tuyên truyền. Đồng thời, có sự kết hợp đa dạng, linh hoạt nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng gắn với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Chính vì vậy, hầu hết các hoạt động tuyên truyền đều được đánh giá là mang lại hiệu quả thiết thực, tạo được sự hấp dẫn, thu hút đối với người nghe. Một số cách làm hay, điển hình như: Biên soạn tờ rơi, cẩm nang tuyên truyền với các hình ảnh đồ họa thông tin tuyên truyền (infographic); xây dựng các video-clip hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh, sinh viên đăng tải trên internet; tổ chức các hội thi, ngày hội tuyên truyền về TTATGT cho người dân; xây dựng các tin, bài viết tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông; tổ chức các hoạt động tuyên truyền tại các cơ quan, trường học, doanh nghiệp, khu nhà trọ, khu lưu trú của công nhân… Nhờ sự chủ động đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Phòng CSGT tỉnh đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ và tích cực.
Tuần tra, kiểm soát đảm bảo trật tự ATGT; điều tra, xử lý va chạm, tai nạn giao thông, phân luồng, điều tiết, giải tỏa ùn tắc, vận động người dân chấp hành nghiêm quy định về ATGT... là những công việc thường nhật của mỗi cán bộ, chiến sĩ CSGT... Nhưng phía sau những công việc ấy, cán bộ, chiến sĩ CSGT còn giúp người dân dọn dẹp bùn đất, đưa người bị tai nạn giao thông, người bệnh trong cơn nguy kịch đến bệnh viện... Tất cả những hành động, việc làm giản dị, thiết thực đó là những câu chuyện về lòng tốt, tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sĩ. Yên Bái là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa tiêu chí “hạnh phúc” vào Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, hướng tới mục tiêu xây dựng “tỉnh hạnh phúc”. Yên Bái “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc” sẽ chỉ đến khi sự an toàn của người dân, an ninh trật tự, an toàn giao thông được đảm bảo... Và hình ảnh người chiến sĩ CSGT tận tụy ngày đêm trên những nẻo đường, không quản ngại khó khăn, vất vả vì hạnh phúc, an toàn của nhân dân đã trở thành một biểu tượng đẹp về người chiến sĩ CSGT “thép” trên đường, “ấm” trong lòng dân.
Đại úy Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Đội trưởng Đội 1,
Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh