CTTĐT - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái liên quan đến việc đề nghị điều chỉnh phương thức chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mầm non; sớm ban hành hướng dẫn về định mức lao động, thanh toán hỗ trợ thêm giờ, vượt định mức đối với giáo viên mầm non; bổ sung đối tượng học sinh học tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện được hưởng các chế độ theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP; xem xét và bổ sung thêm các trường mầm non, các trường phổ thông tại miền núi vào đối tượng được đầu tư của Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030...
Các nhà hảo tâm chung tay bổ sung bữa ăn trưa cho học sinh điểm trường Làng Ca - Cát Thịnh - Văn Chấn - Yên Bái
Nội dung kiến nghị 1: Tại điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định số 05/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ về quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non quy định: “a) Việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa được thực hiện 2 lần trong năm học: lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 11 hoặc tháng 12 hằng năm; lần 2 chi trả đủ các tháng còn lại vào tháng 3 hoặc tháng 4 hằng năm. Việc chi trả theo quy định trên dẫn đến kinh phí hỗ trợ đến cha mẹ của trẻ còn chưa kịp thời, ảnh hưởng đến việc tổ chức ăn trưa cho trẻ em, vì các em được hưởng chính sách này điều kiện gia đình đều rất khó khăn (hộ nghèo, hộ cận nghèo...). Cử tri kiến nghị Chính phủ nghiên cứu điều chỉnh phương thức chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mầm non theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ theo hướng chi trả, cấp phát hằng tháng để phù hợp với thực tiễn tại cơ sở.
Về vấn đề này, Bộ GDĐT xin được trả lời cụ thể như sau:
Ngoài chính sách hỗ trợ ăn trưa theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, trẻ em thuộc một số đối tượng theo quy định còn được hưởng chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập (Nghị định số 81/2021/NĐ-CP) và một số chính sách khác. Việc thực hiện chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non cần thực hiện đúng quy định hiện hành của Luật Ngân sách về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo phân cấp và thống nhất thời gian chi trả chính sách cho người học của tất cả các cấp học.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, trong thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án chi trả chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ em, học sinh.
Nội dung kiến nghị 2: Cử tri kiến nghị nghiên cứu có thêm chính sách thu hút để tuyển dụng bổ sung giáo viên đến các huyện miền núi còn nhiều khó khăn như huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái); đồng thời, sớm ban hành hướng dẫn về định mức lao động, thanh toán hỗ trợ thêm giờ, vượt định mức đối với giáo viên mầm non.
Về vấn đề này, Bộ GDĐT xin được trả lời cụ thể như sau:
Việc tuyển dụng viên chức (trong đó có viên chức ngành Giáo dục) thực hiện theo quy định của Luật Viên chức và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Để có thêm các chính sách thu hút để tuyển dụng bổ sung giáo viên đến các huyện miền núi còn nhiều khó khăn (như huyện Mù Cang Chải), đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội có ý kiến với UBND tỉnh trình HĐND tỉnh căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành (Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ngân sách...) để ban hành các chính sách phù hợp với điều kiện thực tế.
Hiện nay, Bộ GDĐT đang xây dựng Luật Nhà giáo, trong đó có các chính sách trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên nhằm thu hút người được đào tạo vào ngành Giáo dục (trong đó có các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn).
Tại thời điểm này, việc chi trả chế độ, trả lương dạy thêm giờ đối với giáo viên mầm non thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT- BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/3/2013 của Bộ GDĐT, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
Nội dung kiến nghị 3: Thực tế hiện nay, đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số thường trú tại các xã đặc biệt khó khăn, học cấp trung học phổ thông trên địa bàn huyện thì được hưởng chế độ theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, cùng là đối tượng học sinh này nhưng nếu theo học tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện thì không được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ trên. Cử tri kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, bổ sung đối tượng học sinh học tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện được hưởng các chế độ theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ.
Về vấn đề này, Bộ GDĐT trả lời cụ thể như sau:
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ, Bộ GDĐT đã xây dựng dự thảo Nghị định quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách (thay thế Nghi định số 116/2016/NĐ-CP và Thông lư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT). Nội dung kiến nghị về bổ sung đối tượng thụ hưởng là học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông của cử tri tỉnh Yên Bái đã được tiếp thu tại dự thảo Nghị đinh. Ngày 25/10/2024, Bộ GDĐT đã có Tờ trình số 1573/TTr-BGDĐT trình Chính phủ hồ sơ dự thảo Nghị định (trình lần thứ 3) để Chính phủ xem xét ban hành trong thời gian tới.
Nội dung kiến nghị 4: Hiện nay, việc xếp hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên vẫn đang áp dụng theo Thông tư số 48/2008/TT-BGDĐT ngày 25/8/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn xếp hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo của trung tâm giáo dục thường xuyên. Do chưa có văn bản hướng dẫn nên việc xếp hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo của các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Do đó, cử tri kiến nghị Chính phủ nghiên cứu sớm có văn bản hướng dẫn về xếp hạng và chế độ phụ cấp đối với chức vụ lãnh đạo trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện để đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng này yên tâm công tác.
Về vấn đề này, Bộ GDĐT xin được trả lời cụ thể như sau:
Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 quy định trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ GDĐT. Thực hiện thẩm quyền được giao theo Luật Giáo dục 2019; nhằm tạo thuận lợi cho các địa phương thực hiện, ngày 06/01/2023, Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 01/2023/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Do trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên lần đầu tiên được quy định trong Luật Giáo dục 2019 nên chưa được quy định phân cấp quản lý trong Nghị định số 127/2018/NTĐ-CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục (Nghị định số 127).
Hiện nay, Bộ GDĐT đang tham mưu sửa đổi Nghị định số 127 (dự kiến ban hành năm 2025), trong đó bổ sung quy định nội dung phân cấp quản lý đối với trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Trên cơ sở Nghị định sửa đổi Nghị định số 127 được Chính phủ ban hành, Bộ GDĐT sẽ có cơ sở để ban hành thông tư hướng dẫn xếp hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
Nội dung kiến nghị 5:
Cử tri kiến nghị, hiện nay trên địa bàn các tỉnh miền núi, cơ sở vật chất của một số trường mầm non, trường phổ thông trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vẫn còn thiếu thốn rất nhiều. Nhiều trường mầm non, trường phổ thông ở miền núi với phòng học xuống cấp, bếp ăn tạm thời, chưa đảm bảo được điều kiện an toàn và vệ sinh cho trẻ mầm non và học sinh các trường phổ thông ở miền núi.
Việc này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ em, Trong khi đó, các địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường này do nguồn lực đầu tư của các địa phương còn rất hạn chế. Do đó, đề nghị xem xét và bổ sung thêm các trường mầm non, các trường phổ thông tại miền núi vào đối tượng được đầu tư của Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 để các địa phương có thêm nguồn lực đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường mầm non, các trường phổ thông ở miền núi để đảm bảo chất lượng theo quy định.
Về vấn đề này, Bộ GDĐT trả lời cụ thể như sau:
Mục tiêu, đối tượng đầu tư và kinh phí thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 5 “Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số” thuộc Quyết định số 1719/QĐ-TTg đã được giao, phân bổ tuân thủ quy định tại Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg ngày 01/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg.
Bộ GDĐT đã có Văn bản số 142/BGDĐT-GDDT ngày 13/01/2025 gửi Ủy ban Dân tộc (nay là Bộ Dân tộc và Tôn giáo) về việc ý kiến về định hướng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2026 - 2030, theo đó đề xuất nội dung “Bổ sung nội dung đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đạt mục tiêu 100% số trường lớp học được xây dựng kiên cố”.
Tại Tiểu dự án 1 - Dự án 4 (Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) thuộc Quyết định số 1719/QĐ-TTg đã bố trí kinh phí để thực hiện mục tiêu, nội dung nhiệm vụ đầu tư 100% trường, lớp được kiên cố hoá.
Vì vậy đề nghị các địa phương ưu tiên bố trí kinh phí để đầu tư kiên cố hoá trường lớp ở các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
718 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái liên quan đến việc đề nghị điều chỉnh phương thức chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mầm non; sớm ban hành hướng dẫn về định mức lao động, thanh toán hỗ trợ thêm giờ, vượt định mức đối với giáo viên mầm non; bổ sung đối tượng học sinh học tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện được hưởng các chế độ theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP; xem xét và bổ sung thêm các trường mầm non, các trường phổ thông tại miền núi vào đối tượng được đầu tư của Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030...Nội dung kiến nghị 1: Tại điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định số 05/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ về quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non quy định: “a) Việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa được thực hiện 2 lần trong năm học: lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 11 hoặc tháng 12 hằng năm; lần 2 chi trả đủ các tháng còn lại vào tháng 3 hoặc tháng 4 hằng năm. Việc chi trả theo quy định trên dẫn đến kinh phí hỗ trợ đến cha mẹ của trẻ còn chưa kịp thời, ảnh hưởng đến việc tổ chức ăn trưa cho trẻ em, vì các em được hưởng chính sách này điều kiện gia đình đều rất khó khăn (hộ nghèo, hộ cận nghèo...). Cử tri kiến nghị Chính phủ nghiên cứu điều chỉnh phương thức chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mầm non theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ theo hướng chi trả, cấp phát hằng tháng để phù hợp với thực tiễn tại cơ sở.
Về vấn đề này, Bộ GDĐT xin được trả lời cụ thể như sau:
Ngoài chính sách hỗ trợ ăn trưa theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, trẻ em thuộc một số đối tượng theo quy định còn được hưởng chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập (Nghị định số 81/2021/NĐ-CP) và một số chính sách khác. Việc thực hiện chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non cần thực hiện đúng quy định hiện hành của Luật Ngân sách về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo phân cấp và thống nhất thời gian chi trả chính sách cho người học của tất cả các cấp học.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, trong thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án chi trả chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ em, học sinh.
Nội dung kiến nghị 2: Cử tri kiến nghị nghiên cứu có thêm chính sách thu hút để tuyển dụng bổ sung giáo viên đến các huyện miền núi còn nhiều khó khăn như huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái); đồng thời, sớm ban hành hướng dẫn về định mức lao động, thanh toán hỗ trợ thêm giờ, vượt định mức đối với giáo viên mầm non.
Về vấn đề này, Bộ GDĐT xin được trả lời cụ thể như sau:
Việc tuyển dụng viên chức (trong đó có viên chức ngành Giáo dục) thực hiện theo quy định của Luật Viên chức và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Để có thêm các chính sách thu hút để tuyển dụng bổ sung giáo viên đến các huyện miền núi còn nhiều khó khăn (như huyện Mù Cang Chải), đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội có ý kiến với UBND tỉnh trình HĐND tỉnh căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành (Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ngân sách...) để ban hành các chính sách phù hợp với điều kiện thực tế.
Hiện nay, Bộ GDĐT đang xây dựng Luật Nhà giáo, trong đó có các chính sách trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên nhằm thu hút người được đào tạo vào ngành Giáo dục (trong đó có các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn).
Tại thời điểm này, việc chi trả chế độ, trả lương dạy thêm giờ đối với giáo viên mầm non thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT- BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/3/2013 của Bộ GDĐT, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
Nội dung kiến nghị 3: Thực tế hiện nay, đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số thường trú tại các xã đặc biệt khó khăn, học cấp trung học phổ thông trên địa bàn huyện thì được hưởng chế độ theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, cùng là đối tượng học sinh này nhưng nếu theo học tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện thì không được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ trên. Cử tri kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, bổ sung đối tượng học sinh học tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện được hưởng các chế độ theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ.
Về vấn đề này, Bộ GDĐT trả lời cụ thể như sau:
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ, Bộ GDĐT đã xây dựng dự thảo Nghị định quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách (thay thế Nghi định số 116/2016/NĐ-CP và Thông lư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT). Nội dung kiến nghị về bổ sung đối tượng thụ hưởng là học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông của cử tri tỉnh Yên Bái đã được tiếp thu tại dự thảo Nghị đinh. Ngày 25/10/2024, Bộ GDĐT đã có Tờ trình số 1573/TTr-BGDĐT trình Chính phủ hồ sơ dự thảo Nghị định (trình lần thứ 3) để Chính phủ xem xét ban hành trong thời gian tới.
Nội dung kiến nghị 4: Hiện nay, việc xếp hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên vẫn đang áp dụng theo Thông tư số 48/2008/TT-BGDĐT ngày 25/8/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn xếp hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo của trung tâm giáo dục thường xuyên. Do chưa có văn bản hướng dẫn nên việc xếp hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo của các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Do đó, cử tri kiến nghị Chính phủ nghiên cứu sớm có văn bản hướng dẫn về xếp hạng và chế độ phụ cấp đối với chức vụ lãnh đạo trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện để đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng này yên tâm công tác.
Về vấn đề này, Bộ GDĐT xin được trả lời cụ thể như sau:
Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 quy định trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ GDĐT. Thực hiện thẩm quyền được giao theo Luật Giáo dục 2019; nhằm tạo thuận lợi cho các địa phương thực hiện, ngày 06/01/2023, Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 01/2023/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Do trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên lần đầu tiên được quy định trong Luật Giáo dục 2019 nên chưa được quy định phân cấp quản lý trong Nghị định số 127/2018/NTĐ-CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục (Nghị định số 127).
Hiện nay, Bộ GDĐT đang tham mưu sửa đổi Nghị định số 127 (dự kiến ban hành năm 2025), trong đó bổ sung quy định nội dung phân cấp quản lý đối với trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Trên cơ sở Nghị định sửa đổi Nghị định số 127 được Chính phủ ban hành, Bộ GDĐT sẽ có cơ sở để ban hành thông tư hướng dẫn xếp hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
Nội dung kiến nghị 5:
Cử tri kiến nghị, hiện nay trên địa bàn các tỉnh miền núi, cơ sở vật chất của một số trường mầm non, trường phổ thông trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vẫn còn thiếu thốn rất nhiều. Nhiều trường mầm non, trường phổ thông ở miền núi với phòng học xuống cấp, bếp ăn tạm thời, chưa đảm bảo được điều kiện an toàn và vệ sinh cho trẻ mầm non và học sinh các trường phổ thông ở miền núi.
Việc này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ em, Trong khi đó, các địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường này do nguồn lực đầu tư của các địa phương còn rất hạn chế. Do đó, đề nghị xem xét và bổ sung thêm các trường mầm non, các trường phổ thông tại miền núi vào đối tượng được đầu tư của Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 để các địa phương có thêm nguồn lực đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường mầm non, các trường phổ thông ở miền núi để đảm bảo chất lượng theo quy định.
Về vấn đề này, Bộ GDĐT trả lời cụ thể như sau:
Mục tiêu, đối tượng đầu tư và kinh phí thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 5 “Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số” thuộc Quyết định số 1719/QĐ-TTg đã được giao, phân bổ tuân thủ quy định tại Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg ngày 01/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg.
Bộ GDĐT đã có Văn bản số 142/BGDĐT-GDDT ngày 13/01/2025 gửi Ủy ban Dân tộc (nay là Bộ Dân tộc và Tôn giáo) về việc ý kiến về định hướng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2026 - 2030, theo đó đề xuất nội dung “Bổ sung nội dung đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đạt mục tiêu 100% số trường lớp học được xây dựng kiên cố”.
Tại Tiểu dự án 1 - Dự án 4 (Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) thuộc Quyết định số 1719/QĐ-TTg đã bố trí kinh phí để thực hiện mục tiêu, nội dung nhiệm vụ đầu tư 100% trường, lớp được kiên cố hoá.
Vì vậy đề nghị các địa phương ưu tiên bố trí kinh phí để đầu tư kiên cố hoá trường lớp ở các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.