CTTĐT - UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 21/2025/QĐ-UBND ngày 25/4/2025 quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh.
Quy định này áp dụng đối với người dạy thêm, người học thêm; tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Quyết định này quy định về trách nhiệm của UBND các cấp, các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm; việc quản lý và sử dụng kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm; thời gian, thời lượng dạy thêm; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Quy định này áp dụng đối với người dạy thêm, người học thêm; tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Theo Quy định, thời lượng, thời gian dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm.
Không tổ chức dạy thêm, học thêm vào các ngày nghỉ lễ do Nhà nước quy định và các khung giờ từ 11 giờ 30 đến 13 giờ 30, trước 7 giờ 00 và sau 22 giờ 00 các ngày trong tuần (kể cả thứ Bảy, Chủ nhật).
Cũng theo Quy định, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và số điện thoại, địa chỉ hộp thư điện tử (email) tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về những vấn đề liên quan đến dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh để kịp thời xử lý.
Sở Tài chính có tách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường (đối tượng dạy thêm, học thêm được quy định tại Điều 5 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT) từ nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và khả năng cân đối của ngân sách địa phương. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện dạy thêm, học thêm trong nhà trường việc quản lý và sử dụng kinh phí dạy thêm, học thêm từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh (khi có nhu cầu) theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị, địa phương có liên quan trong việc tổ chức, kiểm tra và xử lý vi phạm liên quan đến tài chính, điều kiện hoạt động của các cơ sở dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.
Các sở, ngành có liên quan theo chức năng và thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục và chính quyền các cấp thực hiện công tác tuyên truyền, quản lý việc dạy thêm, học thêm theo quy định; kịp thời phát hiện, phản ánh những sai phạm và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý (nếu có).
Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu thực hiện việc quản lý dạy thêm, học thêm đối với các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp huyện và các cơ sở dạy thêm trên địa bàn. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho các cơ sở giáo dục, các tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lý.
Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm đối với các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý và các cơ sở dạy thêm trên địa bàn; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định. Thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và số điện thoại, địa chỉ hộp thư điện tử (email) tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về những vấn đề liên quan đến dạy thêm, học thêm trên địa bàn để kịp thời xử lý.
UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân địa phương thực hiện đúng các quy định về dạy thêm, học thêm. Thực hiện giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy định này và quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm, về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ của các tổ chức, cá nhân dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường trên địa bàn.
Cơ sở dạy thêm sau khi được cấp đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở dạy thêm khi đi vào hoạt động hoặc tạm ngừng, chấm dứt hoạt động để cập nhật, công khai; hoàn trả các khoản tiền đã thu trước của người học mà chưa tổ chức dạy thêm; thanh toán đầy đủ kinh phí với người dạy thêm và các tổ chức, cá nhân liên quan. Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.
854 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 21/2025/QĐ-UBND ngày 25/4/2025 quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh.Quyết định này quy định về trách nhiệm của UBND các cấp, các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm; việc quản lý và sử dụng kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm; thời gian, thời lượng dạy thêm; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Quy định này áp dụng đối với người dạy thêm, người học thêm; tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Theo Quy định, thời lượng, thời gian dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm.
Không tổ chức dạy thêm, học thêm vào các ngày nghỉ lễ do Nhà nước quy định và các khung giờ từ 11 giờ 30 đến 13 giờ 30, trước 7 giờ 00 và sau 22 giờ 00 các ngày trong tuần (kể cả thứ Bảy, Chủ nhật).
Cũng theo Quy định, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và số điện thoại, địa chỉ hộp thư điện tử (email) tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về những vấn đề liên quan đến dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh để kịp thời xử lý.
Sở Tài chính có tách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường (đối tượng dạy thêm, học thêm được quy định tại Điều 5 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT) từ nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và khả năng cân đối của ngân sách địa phương. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện dạy thêm, học thêm trong nhà trường việc quản lý và sử dụng kinh phí dạy thêm, học thêm từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh (khi có nhu cầu) theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị, địa phương có liên quan trong việc tổ chức, kiểm tra và xử lý vi phạm liên quan đến tài chính, điều kiện hoạt động của các cơ sở dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.
Các sở, ngành có liên quan theo chức năng và thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục và chính quyền các cấp thực hiện công tác tuyên truyền, quản lý việc dạy thêm, học thêm theo quy định; kịp thời phát hiện, phản ánh những sai phạm và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý (nếu có).
Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu thực hiện việc quản lý dạy thêm, học thêm đối với các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp huyện và các cơ sở dạy thêm trên địa bàn. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho các cơ sở giáo dục, các tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lý.
Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm đối với các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý và các cơ sở dạy thêm trên địa bàn; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định. Thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và số điện thoại, địa chỉ hộp thư điện tử (email) tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về những vấn đề liên quan đến dạy thêm, học thêm trên địa bàn để kịp thời xử lý.
UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân địa phương thực hiện đúng các quy định về dạy thêm, học thêm. Thực hiện giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy định này và quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm, về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ của các tổ chức, cá nhân dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường trên địa bàn.
Cơ sở dạy thêm sau khi được cấp đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở dạy thêm khi đi vào hoạt động hoặc tạm ngừng, chấm dứt hoạt động để cập nhật, công khai; hoàn trả các khoản tiền đã thu trước của người học mà chưa tổ chức dạy thêm; thanh toán đầy đủ kinh phí với người dạy thêm và các tổ chức, cá nhân liên quan. Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.