Qua cầu Yên Bái, đến địa bàn thôn 3, xã Hợp Minh, Thành phố Yên Bái, bên bờ sông Hồng, nơi ngã ba hợp lưu với Ngòi Lâu, đối diện với bến Âu Lâu - Di tích lịch sử cấp Quốc gia, có ngôi đền Bà Áo Trắng thờ Mẫu Đệ Tam - Thoải Phủ linh thiêng cai quản miền sông nước, biển cả.
Trình duyệt không hỗ trợ xem trực tuyến
1. Nguồn gốc lễ hội và hiện trạng Đền:
Theo các nhà nghiên cứu thì tên gọi của Di tích gắn liền với tục thờ mẫu phủ đền: Mẫu Đệ Tam - Thoải Phủ. Tương truyền, Mẫu Thoải Phủ là con gái út của Bắc Hải Long Vương Thủy Quốc Động Đình, rẽ nước biển lên trần dạo chơi. Một ngày kia, vua cha cho đóng cửa biển, nàng công chúa thủy phủ này không còn đường về thủy cung nên đã ở trên trần, đầu thai tu nhân, tích đức.
Từ cô bé, dần trưởng thành, xinh đẹp được phong là công chúa thủy phủ, rồi đức hạnh ngày càng cao siêu được mệnh danh là Mẫu Thủy Phủ, mẹ của người dân miền sông nước. Mẹ có thể cứu con dân miền sông nước, vớt vong, đưa vong lên bờ, không để họ chịu sự lạnh giá. Bà thường hiển linh, phù hộ cho những người đi biển khỏi sóng to, gió lớn nên được nhân dân biết ơn và lập đền thờ ở khắp các cửa ngòi, cửa sông, cửa biển, dân gian gọi bà là mẹ nước. Cùng với mẹ đất (Mẫu Địa Phủ) cai quản đất đai, mẹ rừng (Mẫu Thượng Ngàn) cai quản rừng núi, mẹ trời (Mẫu Thượng Thiên) cai quản trời còn có mẹ nước, còn gọi là Mẫu Thoải Phủ, cai quản miền sông nước, biển cả.
Vì đức độ thương yêu con dân nên bà được tôn phong là Đệ Tam Thánh Mẫu trong đức thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Mẹ có trong nguồn nước chúng ta uống và sinh trưởng. Cây cối tươi tốt, con người khỏe mạnh, nhờ nguồn nước mẹ ban. Mẫu Thoải giúp đỡ mọi người khi qua các vùng sông nước nên mỗi khi bước xuống đò, qua khúc sông rộng, người ta thường lẩm nhẩm cầu khấn, xin Mẫu phù hộ độ trì. Mỗi khi có hạn, Mẫu phái tướng sĩ đi lo việc làm mưa. Còn khi bão lụt, Mẫu lại hóa phép để gió yên, mưa tạnh. Các loài thủy quái, thủy tặc, do có các thần tướng của Mẫu canh chừng nên cũng không thể tùy tiện tác oai, tác quái.
Được biết đây là ngôi đền do dòng họ Hà, họ Nguyễn, họ Lý từ Thanh Hóa, Phú Thọ lên khai phá, lập làng, lập ấp tại xã Lũ Điền xưa kia (nay là phường Hợp Minh) lập nên từ thế kỷ XVII - XVIII. Cùng với việc khai phá, xây dựng vùng đất này, các dòng họ Hà, họ Nguyễn, họ Lý đã xây dựng hệ thống cơ sở tín ngưỡng, thờ tự như đình làng Bình Phượng và đền Lũ Điền (đền Bà Áo Trắng ngày nay).
Toàn cảnh đền Bà Áo Trắng
Lúc đầu khởi dựng, Đền được dựng bằng tre, gỗ thô sơ bên hữu ngạn sông Hồng và rước chân nhang từ đền Hùng về thờ phụng. Qua thời gian, Đền hư hỏng và xuống cấp, đến năm 1936 cụ Hà Đình Đoán (là lý trưởng lúc bấy giờ) và cụ Trần Trung Giảng (là chủ xưởng gạch gần đó - nay là xưởng gạch Hợp Minh) đứng ra huy động nhân dân công đức trùng tu, xây dựng lại đền với quy mô như ngày nay.
Năm 1945, lũ lụt đã làm hư hại một phần gian đại bái và cuốn trôi nhiều đồ thờ tự, trong đó có các đạo sắc phong của Đền. Năm 1972, để đáp ứng nhu cầu thờ phụng của nhân dân và du khách thập phương Đền được nhân dân trùng tu và phục dựng lại ba gian đại bái, với cột gỗ, lợp cọ. Năm 2007, nhân dân địa phương và du khách thập phương đứng ra góp công, xây dựng nhà lại đại bái với ba gian, tường xây gạch, mái lợp ngói. Các thành phần kiến trúc được bố trí lần lượt từ ngoài vào trong, cụ thể: cổng chính, sân đền, miếu cô, miếu cậu, miếu thổ thần, đền chính và nhà khách. Cổng chính được xây bằng gạch vữa. Hậu cung được xây tường, lợp ngói, bảo lưu phong cách kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn.
Đền Bà Áo Trắng nhìn về hướng Đông và đền còn có tên gọi khác là đền Lũ Điền. Đó là cách gọi nôm, lấy theo tên vùng đất là xã Lũ Điền, thuộc tổng Giới Phiên, huyện Trấn Yên, tỉnh Hưng Hóa xưa. Di tích còn lưu giữ được một số mảng chạm khắc: lá lật, chúc hóa long đã góp phần làm tăng thêm giá trị nghệ thuật cho công trình kiến trúc.
Hiện nay tại di tích đền Bà Áo Trắng còn lưu giữ một số cổ vật, di vật như: lư hương cổ cỡ nhỏ và rương đựng sắc phong được sơn son, thiếp vàng, mang phong cách nghệ thuật triều Nguyễn.
Trong lúc đào móng xây dựng miếu cậu, nhân dân đã phát hiện 0,5 kg tiền cổ có hình tròn, lỗ vuông. Qua phân loại sơ bộ đây là tiền cổ Việt Nam, với niên đại từ thế kỷ XIII đến cuối thế kỷ XVIII.
2. Thời gian tổ chức lễ hội: Ngày 17 tháng 3 âm lịch hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội: Khu Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, đền Bà Áo Trắng, tổ 3, phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái.
4. Phần lễ hội: Hàng năm, tại Đền thường diễn ra các lễ hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch (lễ chay), ngày 25/2 - 27/2 âm lịch là chính lễ, ngày 25/8 âm lịch (lễ chay). Chính lễ diễn ra từ ngày 25 - 27/2 âm lịch, có khi kéo dài hết ngày 28/2 âm lịch.
* Phần lễ: Từ 6 giờ sáng, nhân dân thôn bản tập trung rước kiệu bắt đầu khởi hành tư đình trong ra đình ngoài, sau đó tới Đền. Đi đầu đoàn rước là đội cờ thần gồm 20 trai tân, đầu đội khăn xếp, mặc áo đỏ, chân quấn xà cạp, tay cầm cờ thần. Tiếp theo sau là đội dâng lễ vật do các cô gái được đại diện cho các thôn, làng trong phường, mặc áo tứ thân, thắt đai đỏ. Kế tiếp là đội khênh kiệu thành viên của đội là những trai đinh khỏe mạnh, ngoan ngoãn, được tuyển chọn trong làng, đi sau cùng là đội bát âm.
Khoảng 8 giờ sáng, đoàn rước tới Đền, đội dâng lễ đội mâm lễ vật vào đền, đồng thời chủ tế (mo đền mặc áo the, đội khăn xếp) đọc văn tế; nội dung bài văn tế, cầu mùa màng bội thu, cầu bình an cho nhân dân thôn bản.
Sau khi chủ tế làm lễ xong, dân làng và du khách thập phương đến làm lễ cầu mong may mắn, sức khỏe và bình an. Buổi lễ dâng hương cầu an, cầu may mắn và sức khỏe kéo dài đến hết ngày. Những ngày hôm sau (26/2 và 27/2) chủ tế dâng hương báo cáo các vị thần linh, thổ địa về tình hình năm qua và cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống dân làng ổn đinh, ấm no hạnh phúc.
Đến hết ngày 27/2 (ngày chính lễ), sau khi chủ tế làm lễ tại đền xong,, đoàn rước sắc phong xin phép được rước sắc trở về đình Trong cất giữ. Buổi lễ kết thúc trong niềm phấn khởi, vui tươi, hứa hẹn một năm sau đầy hấp dẫn.
- Phần lễ theo nghi thức tâm linh:
TT
|
Nội dung
|
Thời gian
|
1
|
Làm lễ cúng theo nghi thức tâm linh xin nước
|
Từ 06h30' - 07h00'
|
2
|
Rước nước từ giếng làng ra đền
|
Từ 07h00' - 07h45'
|
3
|
Dâng hương, tấu sớ
|
Từ 07h45' đến 08h00'
|
4
|
Tế lễ tại sân đền
|
Từ 08h00' - 09h00'
|
- Phần lễ theo nghi thức Nhà nước:
TT
|
Nội dung
|
Thời gian
|
1
|
Văn nghệ lễ hội
|
Từ 09h00' đến 09h40'
|
2
|
Đọc diễn văn ôn lại lịch sử hình thành Di tích và khai hội
|
Từ 09h50' đến 10h00'
|
* Phần hội: Lễ hội di tích đền Bà Áo Trắng được tổ chức vào dịp đầu năm nên ngoài phần lễ thì phần hội được diễn ra rất náo nhiệt với không khí của ngày xuân. Trong các ngày lễ tại Đền không thể thiếu phần hát Xoan được các nghệ nhân trong và ngoài xã biểu diễn hết sức phong phú. Ngoài hát Xoan, các trò chơi dân gian cũng thu hút được nhiều nam nữ thanh niên trong làng như: kéo co, đẩy gậy, hát đối, chơi đu… Hoạt động vui chơi của người dân diễn ra đến đêm khuya, có năm còn sang đến ngày hôm sau mới tan hội.
Đền Bà Áo Trắng đã trở thành biểu tượng linh thiêng của nhân dân phường Hợp Minh, đồng thời là nơi kế thừa, lưu giữ những nét văn hóa truyền thống, tri ân những người có công khai phá vùng đất, đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, khắc chế thiên nhiên để xây dựng quê hương. Nhân dân phường Hợp Minh luôn thể hiện tinh thần trân trọng, nêu cao ý thức trách nhiệm bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, tạo sự hòa hợp dân tộc, gắn kết cộng đồng bền vững, cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.
5. Công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh: Ngày 21/5/2012, UBND tỉnh Yên Bái ban hành quyết định số 536/QĐ-UBND, công nhận đền Bà Áo Trắng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
6. Thông tin liên hệ:
- Liên hệ Ban quản lý đền Bà Áo Trắng: Ông Lê Biên Giới - Trưởng Ban Quản lý di tích đền - Số điện thoại: 0965.710.000 - Ông Hoàng Ngọc Anh - Phó Ban quản lý Di tích đền - Số điện thoại: 0944.059.626.
- Liên hệ Đơn vị tổ chức lễ hội: Ông Lê Biên Giới - Trưởng Ban Quản lý di tích đền - Số điện thoại: 0965.710.000.
- Liên hệ Công ty Lữ hành: Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Yên Bái - Số điện thoại: 02163.893.985 - Giám đốc Công ty: Ông Đặng Minh Khôi - Số điện thoại: 0919.855.220 - 0976.079.266.
- Cơ sở lưu trú:
+ Nhà nghỉ 1 Quỳnh Trang - Số điện thoại: 02163.812.433; quy mô nhà nghỉ: 30 phòng nghỉ.
+ Nhà nghỉ Minh Quảng - Số điện thoại: 02163.713.122; quy mô 20 phòng nghỉ.
+ Khách sạn Phương Thúy - Số điện thoại: 02163.713.447; quy mô 5 sao, 50 phòng nghỉ.
+ Khách sạn Hương Giang - Số điện thoại: 02163.863.215; quy mô 3 sao, 40 phòng nghỉ.
- Cơ sở ăn uống:
+ Nhà hàng Ninh Công - Tổ 8, phường Hợp Minh - Số điện thoại: 0945.513.083.
+ Nhà hàng Thuyền chài - Số điện thoại: 0913.539.447.
+ Nhà hàng Tây Bắc - Số điện thoại: 0913.539.447.
+ Nhà hàng Đô Nan - Số điện thoại: 0976.224.170.
4118 lượt xem
Ban Biên tập
Qua cầu Yên Bái, đến địa bàn thôn 3, xã Hợp Minh, Thành phố Yên Bái, bên bờ sông Hồng, nơi ngã ba hợp lưu với Ngòi Lâu, đối diện với bến Âu Lâu - Di tích lịch sử cấp Quốc gia, có ngôi đền Bà Áo Trắng thờ Mẫu Đệ Tam - Thoải Phủ linh thiêng cai quản miền sông nước, biển cả.
1. Nguồn gốc lễ hội và hiện trạng Đền:
Theo các nhà nghiên cứu thì tên gọi của Di tích gắn liền với tục thờ mẫu phủ đền: Mẫu Đệ Tam - Thoải Phủ. Tương truyền, Mẫu Thoải Phủ là con gái út của Bắc Hải Long Vương Thủy Quốc Động Đình, rẽ nước biển lên trần dạo chơi. Một ngày kia, vua cha cho đóng cửa biển, nàng công chúa thủy phủ này không còn đường về thủy cung nên đã ở trên trần, đầu thai tu nhân, tích đức.
Từ cô bé, dần trưởng thành, xinh đẹp được phong là công chúa thủy phủ, rồi đức hạnh ngày càng cao siêu được mệnh danh là Mẫu Thủy Phủ, mẹ của người dân miền sông nước. Mẹ có thể cứu con dân miền sông nước, vớt vong, đưa vong lên bờ, không để họ chịu sự lạnh giá. Bà thường hiển linh, phù hộ cho những người đi biển khỏi sóng to, gió lớn nên được nhân dân biết ơn và lập đền thờ ở khắp các cửa ngòi, cửa sông, cửa biển, dân gian gọi bà là mẹ nước. Cùng với mẹ đất (Mẫu Địa Phủ) cai quản đất đai, mẹ rừng (Mẫu Thượng Ngàn) cai quản rừng núi, mẹ trời (Mẫu Thượng Thiên) cai quản trời còn có mẹ nước, còn gọi là Mẫu Thoải Phủ, cai quản miền sông nước, biển cả.
Vì đức độ thương yêu con dân nên bà được tôn phong là Đệ Tam Thánh Mẫu trong đức thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Mẹ có trong nguồn nước chúng ta uống và sinh trưởng. Cây cối tươi tốt, con người khỏe mạnh, nhờ nguồn nước mẹ ban. Mẫu Thoải giúp đỡ mọi người khi qua các vùng sông nước nên mỗi khi bước xuống đò, qua khúc sông rộng, người ta thường lẩm nhẩm cầu khấn, xin Mẫu phù hộ độ trì. Mỗi khi có hạn, Mẫu phái tướng sĩ đi lo việc làm mưa. Còn khi bão lụt, Mẫu lại hóa phép để gió yên, mưa tạnh. Các loài thủy quái, thủy tặc, do có các thần tướng của Mẫu canh chừng nên cũng không thể tùy tiện tác oai, tác quái.
Được biết đây là ngôi đền do dòng họ Hà, họ Nguyễn, họ Lý từ Thanh Hóa, Phú Thọ lên khai phá, lập làng, lập ấp tại xã Lũ Điền xưa kia (nay là phường Hợp Minh) lập nên từ thế kỷ XVII - XVIII. Cùng với việc khai phá, xây dựng vùng đất này, các dòng họ Hà, họ Nguyễn, họ Lý đã xây dựng hệ thống cơ sở tín ngưỡng, thờ tự như đình làng Bình Phượng và đền Lũ Điền (đền Bà Áo Trắng ngày nay).
Toàn cảnh đền Bà Áo Trắng
Lúc đầu khởi dựng, Đền được dựng bằng tre, gỗ thô sơ bên hữu ngạn sông Hồng và rước chân nhang từ đền Hùng về thờ phụng. Qua thời gian, Đền hư hỏng và xuống cấp, đến năm 1936 cụ Hà Đình Đoán (là lý trưởng lúc bấy giờ) và cụ Trần Trung Giảng (là chủ xưởng gạch gần đó - nay là xưởng gạch Hợp Minh) đứng ra huy động nhân dân công đức trùng tu, xây dựng lại đền với quy mô như ngày nay.
Năm 1945, lũ lụt đã làm hư hại một phần gian đại bái và cuốn trôi nhiều đồ thờ tự, trong đó có các đạo sắc phong của Đền. Năm 1972, để đáp ứng nhu cầu thờ phụng của nhân dân và du khách thập phương Đền được nhân dân trùng tu và phục dựng lại ba gian đại bái, với cột gỗ, lợp cọ. Năm 2007, nhân dân địa phương và du khách thập phương đứng ra góp công, xây dựng nhà lại đại bái với ba gian, tường xây gạch, mái lợp ngói. Các thành phần kiến trúc được bố trí lần lượt từ ngoài vào trong, cụ thể: cổng chính, sân đền, miếu cô, miếu cậu, miếu thổ thần, đền chính và nhà khách. Cổng chính được xây bằng gạch vữa. Hậu cung được xây tường, lợp ngói, bảo lưu phong cách kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn.
Đền Bà Áo Trắng nhìn về hướng Đông và đền còn có tên gọi khác là đền Lũ Điền. Đó là cách gọi nôm, lấy theo tên vùng đất là xã Lũ Điền, thuộc tổng Giới Phiên, huyện Trấn Yên, tỉnh Hưng Hóa xưa. Di tích còn lưu giữ được một số mảng chạm khắc: lá lật, chúc hóa long đã góp phần làm tăng thêm giá trị nghệ thuật cho công trình kiến trúc.
Hiện nay tại di tích đền Bà Áo Trắng còn lưu giữ một số cổ vật, di vật như: lư hương cổ cỡ nhỏ và rương đựng sắc phong được sơn son, thiếp vàng, mang phong cách nghệ thuật triều Nguyễn.
Trong lúc đào móng xây dựng miếu cậu, nhân dân đã phát hiện 0,5 kg tiền cổ có hình tròn, lỗ vuông. Qua phân loại sơ bộ đây là tiền cổ Việt Nam, với niên đại từ thế kỷ XIII đến cuối thế kỷ XVIII.
2. Thời gian tổ chức lễ hội: Ngày 17 tháng 3 âm lịch hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội: Khu Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, đền Bà Áo Trắng, tổ 3, phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái.
4. Phần lễ hội: Hàng năm, tại Đền thường diễn ra các lễ hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch (lễ chay), ngày 25/2 - 27/2 âm lịch là chính lễ, ngày 25/8 âm lịch (lễ chay). Chính lễ diễn ra từ ngày 25 - 27/2 âm lịch, có khi kéo dài hết ngày 28/2 âm lịch.
* Phần lễ: Từ 6 giờ sáng, nhân dân thôn bản tập trung rước kiệu bắt đầu khởi hành tư đình trong ra đình ngoài, sau đó tới Đền. Đi đầu đoàn rước là đội cờ thần gồm 20 trai tân, đầu đội khăn xếp, mặc áo đỏ, chân quấn xà cạp, tay cầm cờ thần. Tiếp theo sau là đội dâng lễ vật do các cô gái được đại diện cho các thôn, làng trong phường, mặc áo tứ thân, thắt đai đỏ. Kế tiếp là đội khênh kiệu thành viên của đội là những trai đinh khỏe mạnh, ngoan ngoãn, được tuyển chọn trong làng, đi sau cùng là đội bát âm.
Khoảng 8 giờ sáng, đoàn rước tới Đền, đội dâng lễ đội mâm lễ vật vào đền, đồng thời chủ tế (mo đền mặc áo the, đội khăn xếp) đọc văn tế; nội dung bài văn tế, cầu mùa màng bội thu, cầu bình an cho nhân dân thôn bản.
Sau khi chủ tế làm lễ xong, dân làng và du khách thập phương đến làm lễ cầu mong may mắn, sức khỏe và bình an. Buổi lễ dâng hương cầu an, cầu may mắn và sức khỏe kéo dài đến hết ngày. Những ngày hôm sau (26/2 và 27/2) chủ tế dâng hương báo cáo các vị thần linh, thổ địa về tình hình năm qua và cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống dân làng ổn đinh, ấm no hạnh phúc.
Đến hết ngày 27/2 (ngày chính lễ), sau khi chủ tế làm lễ tại đền xong,, đoàn rước sắc phong xin phép được rước sắc trở về đình Trong cất giữ. Buổi lễ kết thúc trong niềm phấn khởi, vui tươi, hứa hẹn một năm sau đầy hấp dẫn.
- Phần lễ theo nghi thức tâm linh:
TT
Nội dung
Thời gian
1
Làm lễ cúng theo nghi thức tâm linh xin nước
Từ 06h30' - 07h00'
2
Rước nước từ giếng làng ra đền
Từ 07h00' - 07h45'
3
Dâng hương, tấu sớ
Từ 07h45' đến 08h00'
4
Tế lễ tại sân đền
Từ 08h00' - 09h00'
- Phần lễ theo nghi thức Nhà nước:
TT
Nội dung
Thời gian
1
Văn nghệ lễ hội
Từ 09h00' đến 09h40'
2
Đọc diễn văn ôn lại lịch sử hình thành Di tích và khai hội
Từ 09h50' đến 10h00'
* Phần hội: Lễ hội di tích đền Bà Áo Trắng được tổ chức vào dịp đầu năm nên ngoài phần lễ thì phần hội được diễn ra rất náo nhiệt với không khí của ngày xuân. Trong các ngày lễ tại Đền không thể thiếu phần hát Xoan được các nghệ nhân trong và ngoài xã biểu diễn hết sức phong phú. Ngoài hát Xoan, các trò chơi dân gian cũng thu hút được nhiều nam nữ thanh niên trong làng như: kéo co, đẩy gậy, hát đối, chơi đu… Hoạt động vui chơi của người dân diễn ra đến đêm khuya, có năm còn sang đến ngày hôm sau mới tan hội.
Đền Bà Áo Trắng đã trở thành biểu tượng linh thiêng của nhân dân phường Hợp Minh, đồng thời là nơi kế thừa, lưu giữ những nét văn hóa truyền thống, tri ân những người có công khai phá vùng đất, đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, khắc chế thiên nhiên để xây dựng quê hương. Nhân dân phường Hợp Minh luôn thể hiện tinh thần trân trọng, nêu cao ý thức trách nhiệm bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, tạo sự hòa hợp dân tộc, gắn kết cộng đồng bền vững, cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.
5. Công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh: Ngày 21/5/2012, UBND tỉnh Yên Bái ban hành quyết định số 536/QĐ-UBND, công nhận đền Bà Áo Trắng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
6. Thông tin liên hệ:
- Liên hệ Ban quản lý đền Bà Áo Trắng: Ông Lê Biên Giới - Trưởng Ban Quản lý di tích đền - Số điện thoại: 0965.710.000 - Ông Hoàng Ngọc Anh - Phó Ban quản lý Di tích đền - Số điện thoại: 0944.059.626.
- Liên hệ Đơn vị tổ chức lễ hội: Ông Lê Biên Giới - Trưởng Ban Quản lý di tích đền - Số điện thoại: 0965.710.000.
- Liên hệ Công ty Lữ hành: Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Yên Bái - Số điện thoại: 02163.893.985 - Giám đốc Công ty: Ông Đặng Minh Khôi - Số điện thoại: 0919.855.220 - 0976.079.266.
- Cơ sở lưu trú:
+ Nhà nghỉ 1 Quỳnh Trang - Số điện thoại: 02163.812.433; quy mô nhà nghỉ: 30 phòng nghỉ.
+ Nhà nghỉ Minh Quảng - Số điện thoại: 02163.713.122; quy mô 20 phòng nghỉ.
+ Khách sạn Phương Thúy - Số điện thoại: 02163.713.447; quy mô 5 sao, 50 phòng nghỉ.
+ Khách sạn Hương Giang - Số điện thoại: 02163.863.215; quy mô 3 sao, 40 phòng nghỉ.
- Cơ sở ăn uống:
+ Nhà hàng Ninh Công - Tổ 8, phường Hợp Minh - Số điện thoại: 0945.513.083.
+ Nhà hàng Thuyền chài - Số điện thoại: 0913.539.447.
+ Nhà hàng Tây Bắc - Số điện thoại: 0913.539.447.
+ Nhà hàng Đô Nan - Số điện thoại: 0976.224.170.
Các bài khác
- Lễ hội đình Phúc Hòa, xã Hán Đà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (25/01/2018)
- Lễ hội Đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái (15/01/2018)
- Lễ hội Đền Trạng, xã Yên Thái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (11/01/2018)
- Lễ hội Đền Nhược sơn, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (09/01/2018)
- Lễ hội đình Cả Mường A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (09/01/2018)
- Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà (30/03/2017)
- Lễ hội đền Đại Cại (30/03/2017)
- Lễ hội quế huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Hội Xòe Mường Lò, Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
Xem thêm »