Lễ hội Cầu mùa là một trong những lễ hội lớn của người Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Là nghi thức cầu khấn trời đất, tổ tiên và các thần linh phù hộ cho một năm làm ăn khấm khá, nương rẫy được mùa bội thu.
Trình duyệt không hỗ trợ xem trực tuyến
1. Nguồn gốc lễ hội Cầu mùa:
Lễ hội Cầu mùa của người Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn được tổ chức hàng năm với mục đích cầu khấn, tạ ơn thần linh, Trời, Đất, tổ tiên và các thần linh phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, cầu cho một năm làm ăn khấm khá, nương rẫy được mùa bội thu. Trong đời sống tín ngưỡng của người Khơ Mú nơi đây có hai lễ hội chính và quan trọng nhất, liên quan đến đời sống nông nghiệp, đó là lễ hội Cầu mùa (pa sưm) và lễ hội Rước mẹ lúa (Grơ mạ ngọ). Nếu ở lễ hội Cầu mùa là lễ hội cầu khấn Trời, Đất, tổ tiên và các thần linh phù hộ cho con người có một năm mưa thuận, gió hòa, cho nương rẫy được mùa bội thu thì ở lễ hội Rước mẹ lúa là lễ tạ ơn Trời, Đất, tổ tiên và các thần linh đã phù hộ cho con người mạnh khỏe, làm ăn may mắn, thóc đầy kho, trâu bò đầy chuồng.
Lễ hội Cầu mùa là một nghi thức để nhớ ơn người xưa đã biết tìm ra cây lúa, cây hoa màu và thể hiện quan niệm cây lúa, cây hoa màu cũng có hồn, có thần. Vì vậy, với mục đích tôn vinh cây lúa, cây khoai sọ, người Khơ Mú dâng lễ vật bao gồm các sọt lúa, sọt ngô, các loại hoa màu, một khóm cây bông lau, một khóm cây chè vè. Tất cả được các nam thanh, nữ tú khỏe mạnh trong trang phục dân tộc, rước kiệu lễ. Lễ hội Cầu mùa cũng cổ vũ, động viên bà con bước vào một vụ sản xuất mới với tinh thần lao động, sản xuất hăng say.
2. Thời gian tổ chức lễ hội: Lễ hội Cầu mùa được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng Giêng hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội: Tại xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
4. Phần lễ hội:
Cũng như các dân tộc anh em khác, người Khơ Mú quan niệm vạn vật có linh hồn, thiên nhiên xung quanh chúng ta như Trời, Đất, nương rẫy… đều có quan hệ mật thiết với đời sống và sản xuất của con người. Lễ hội Cầu mùa (Pơ sưm) tức là lễ hội trồng trọt của đồng bào Khơ Mú, bao gồm năm phần là: lễ tôn vinh thần lúa, thần hoa màu, cây khoai sọ; lễ chọc lỗ, tra hạt; lễ cầu mưa; lễ đón mẹ lúa (rước mẹ lúa); lễ hội đón xuân (các trò chơi dân gian).
Lễ tôn vinh thần lúa, thần hoa màu, cây khoai sọ là nghi thức để tỏ lòng nhớ ơn người xưa đã tìm ra cây lúa, cây hoa màu; đồng thời, thể hiện quan niệm của người Khơ Mú về cỏ cây xung quanh như cây lúa, cây hoa mầu... đều có hồn, có thần. Vì vậy, họ dâng lễ vật bao gồm các sọt lúa, khoai sọ, các loại hoa màu, một khóm cây bông lau, một khóm cây chè vè... được các nam, nữ thanh niên trẻ khỏe, mặc trang phục dân tộc rước kiệu lễ.
Lễ chọc lỗ, tra hạt được tiến hành trên nương rẫy, sau khi nương rẫy đã được dọn sạch cỏ. Đồng bào nơi đây sẽ dựng một cái lán ở giữa nương, vừa để trú ẩn mưa nắng, nghỉ ngơi khi làm nương rẫy, vừa là nơi thờ cúng ma nương. Sau khi cúng ma nhà, tại lều nương, chủ nhà sẽ dùng giẻ đốt, hoặc cành cây tươi cúng khấn, xua đuổi ma xúi, ma ăn bám thóc giống. Tiếp sau đó, chủ hộ chọc ba lỗ tra hạt trước, rồi tất cả mọi người sẽ cùng thực hiện theo. Các thành viên, vừa chọc lỗ, tra hạt, thỉnh thoảng múa theo tiếng nhạc cụ gắn theo cây chọc lỗ để quên đi cái mệt nhọc, vừa là để động viên nhau làm việc hăng say hơn. Khi đã chọc lỗ, tra hạt xong, tất cả mọi người lấy nước rửa tay, rửa gậy chọc lỗ; chủ nhà đứng trước lán nương lúa, tưới nước ra xung quanh, vừa làm, vừa khấn với ý niệm lúa năm nay sẽ tốt tươi, không bị hạn hán.
Lễ cầu mưa là nghi lễ chính của lễ hội, với mục đích cầu mong mưa thuận, gió hòa để mùa màng xanh tốt. Trong lễ cầu mưa không thể thiếu các dụng cụ như cây chuối hoa đỏ tượng trưng cho mào con thuồng luồng; cây chuối rừng, cây ráy ngứa làm cho đất ẩm ướt; chày cối giã gạo mong cuộc sống được sung túc, no ấm; thần sấm sét, búa rìu (đã có sấm sét là có mưa); còn thuồng luồng là thần làm mưa, con rồng là thần chi phối mưa. Ngoài ra, trong buổi lễ còn cả đánh trống chiêng, múa sạp, với mục đích làm cho rung trời, lở đất, động đến thần sấm, thần sét, thần thuồng luồng, thần rồng để thông báo cho các thần ấy là đã đến mùa sản xuất, làm ăn trong năm; hãy phù hộ cho bà con được mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
Lễ đón mẹ lúa: Trong sản xuất, người Khơ Mú thường canh tác ở xa nhà nên họ phải làm kho thóc ở trên nương để tích trữ lương thực; sau khi thu hoạch xong, họ sẽ chuyển thóc lúa về kho chính ở nhà. Vì vậy, người Khơ Mú đã có "Lễ đón mẹ lúa" để đón rước mẹ lúa về nhà. Khi thu hoạch xong, họ để lại một cụm thóc tại kho ở trên nương (tượng trưng cho mẹ lúa). Đến sáng sớm, gia đình sẽ cử bốn người đi rước mẹ lúa về. Họ mang theo bồ đựng thóc lúa, bầu bí, thuổng đào khoai sọ, hai thanh niên (là người chưa lập gia đình) sẽ mang kiệu để rước. Sau khi rước được mẹ lúa về, mọi người trong gia đình chuẩn bị lễ vật để cúng.
Sau phần lễ là các trò chơi dân gian dân tộc Khơ Mú mừng lễ hội. Người dân Khơ Mú từ xa xưa đã rất yêu thích các hoạt động văn nghệ - thể thao. Ngoài ra, họ tổ chức các trò chơi để thể hiện tài năng, sự khéo léo của mình, gồm các trò chơi chính như ném còn, kéo co, múa ngửa người chui dây, thi tài nhảy dây có hình chữ thập...
Lễ hội Cầu mùa là giá trị văn hóa phi vật thể vô giá không chỉ của dân tộc Khơ Mú mà còn là tài sản chung của cộng đồng dân cư các dân tộc Việt Nam; mang đậm nét sinh hoạt văn hóa hấp dẫn trong tín ngưỡng dân tộc Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn (Văn Chấn - Yên Bái). Chính vì vậy, việc gìn giữ và phát huy các giá trị của lễ hội rất cần được quan tâm, nhất là đối với những người yêu văn hóa các dân tộc và các nhà tài trợ, để lễ hội này sẽ được duy trì cho các thế hệ mai sau.
5. Thông tin liên hệ:
- Liên hệ Ban tổ chức lễ hội: Ông Lường Văn Si - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0375.393.883.
- Liên hệ Đơn vị tổ chức lễ hội: UBND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 02163.874.047.
- Liên hệ Công ty Lữ hành: Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Yên Bái - Số điện thoại: 02163.893.985. Giám đốc Công ty: Ông Đặng Minh Khôi - Số điện thoại: 0919.855.220 - 0976.079.266.
* Cơ sở lưu trú:
- Nhà nghỉ Xóm Vắng - Địa chỉ: Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 02163.897.205 - 0918.177.325 - 0982.385.440.
- Khách sạn Kiều Nga - Địa chỉ: Cửa Nhì, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 02163.877.889 - 0374.049.668.
- Khách sạn Suối Giàng - Địa chỉ: Xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 02163.874.989.
- Nhà nghỉ Chuyền Dung - Địa chỉ: Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 02163.878.914.
* Nhà hàng ăn uống:
- Nhà hàng Thắng Hà - Địa chỉ: Hồng Sơn, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0915.512.435.
- Nhà hàng Toản Lan - Địa chỉ: Khu phố Cửa Nhì, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0354.780.595.
- Nhà hàng Thắng Hoa - Địa chỉ: Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 02166.296.295.
* Danh sách cơ sở bán hàng lưu niệm tại huyện:
- Cửa hàng Hà Văn Dưỡng: Bản Phiêng 1, trung tâm huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0379.055.113.
- Cửa hàng Nguyễn Văn Thủy: Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0973.371.139.
- Cửa hàng Cao Trung Hậu: Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0946.864.668.
- Cửa hàng Nguyễn Đức Đường: Bản Phiêng 1, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0917.404.234.
- Cửa hàng Đinh Thị Trịnh: Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0383.413.828.
Một số hình ảnh lễ hội:
5005 lượt xem
Ban Biên tập
Lễ hội Cầu mùa là một trong những lễ hội lớn của người Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Là nghi thức cầu khấn trời đất, tổ tiên và các thần linh phù hộ cho một năm làm ăn khấm khá, nương rẫy được mùa bội thu.1. Nguồn gốc lễ hội Cầu mùa:
Lễ hội Cầu mùa của người Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn được tổ chức hàng năm với mục đích cầu khấn, tạ ơn thần linh, Trời, Đất, tổ tiên và các thần linh phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, cầu cho một năm làm ăn khấm khá, nương rẫy được mùa bội thu. Trong đời sống tín ngưỡng của người Khơ Mú nơi đây có hai lễ hội chính và quan trọng nhất, liên quan đến đời sống nông nghiệp, đó là lễ hội Cầu mùa (pa sưm) và lễ hội Rước mẹ lúa (Grơ mạ ngọ). Nếu ở lễ hội Cầu mùa là lễ hội cầu khấn Trời, Đất, tổ tiên và các thần linh phù hộ cho con người có một năm mưa thuận, gió hòa, cho nương rẫy được mùa bội thu thì ở lễ hội Rước mẹ lúa là lễ tạ ơn Trời, Đất, tổ tiên và các thần linh đã phù hộ cho con người mạnh khỏe, làm ăn may mắn, thóc đầy kho, trâu bò đầy chuồng.
Lễ hội Cầu mùa là một nghi thức để nhớ ơn người xưa đã biết tìm ra cây lúa, cây hoa màu và thể hiện quan niệm cây lúa, cây hoa màu cũng có hồn, có thần. Vì vậy, với mục đích tôn vinh cây lúa, cây khoai sọ, người Khơ Mú dâng lễ vật bao gồm các sọt lúa, sọt ngô, các loại hoa màu, một khóm cây bông lau, một khóm cây chè vè. Tất cả được các nam thanh, nữ tú khỏe mạnh trong trang phục dân tộc, rước kiệu lễ. Lễ hội Cầu mùa cũng cổ vũ, động viên bà con bước vào một vụ sản xuất mới với tinh thần lao động, sản xuất hăng say.
2. Thời gian tổ chức lễ hội: Lễ hội Cầu mùa được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng Giêng hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội: Tại xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
4. Phần lễ hội:
Cũng như các dân tộc anh em khác, người Khơ Mú quan niệm vạn vật có linh hồn, thiên nhiên xung quanh chúng ta như Trời, Đất, nương rẫy… đều có quan hệ mật thiết với đời sống và sản xuất của con người. Lễ hội Cầu mùa (Pơ sưm) tức là lễ hội trồng trọt của đồng bào Khơ Mú, bao gồm năm phần là: lễ tôn vinh thần lúa, thần hoa màu, cây khoai sọ; lễ chọc lỗ, tra hạt; lễ cầu mưa; lễ đón mẹ lúa (rước mẹ lúa); lễ hội đón xuân (các trò chơi dân gian).
Lễ tôn vinh thần lúa, thần hoa màu, cây khoai sọ là nghi thức để tỏ lòng nhớ ơn người xưa đã tìm ra cây lúa, cây hoa màu; đồng thời, thể hiện quan niệm của người Khơ Mú về cỏ cây xung quanh như cây lúa, cây hoa mầu... đều có hồn, có thần. Vì vậy, họ dâng lễ vật bao gồm các sọt lúa, khoai sọ, các loại hoa màu, một khóm cây bông lau, một khóm cây chè vè... được các nam, nữ thanh niên trẻ khỏe, mặc trang phục dân tộc rước kiệu lễ.
Lễ chọc lỗ, tra hạt được tiến hành trên nương rẫy, sau khi nương rẫy đã được dọn sạch cỏ. Đồng bào nơi đây sẽ dựng một cái lán ở giữa nương, vừa để trú ẩn mưa nắng, nghỉ ngơi khi làm nương rẫy, vừa là nơi thờ cúng ma nương. Sau khi cúng ma nhà, tại lều nương, chủ nhà sẽ dùng giẻ đốt, hoặc cành cây tươi cúng khấn, xua đuổi ma xúi, ma ăn bám thóc giống. Tiếp sau đó, chủ hộ chọc ba lỗ tra hạt trước, rồi tất cả mọi người sẽ cùng thực hiện theo. Các thành viên, vừa chọc lỗ, tra hạt, thỉnh thoảng múa theo tiếng nhạc cụ gắn theo cây chọc lỗ để quên đi cái mệt nhọc, vừa là để động viên nhau làm việc hăng say hơn. Khi đã chọc lỗ, tra hạt xong, tất cả mọi người lấy nước rửa tay, rửa gậy chọc lỗ; chủ nhà đứng trước lán nương lúa, tưới nước ra xung quanh, vừa làm, vừa khấn với ý niệm lúa năm nay sẽ tốt tươi, không bị hạn hán.
Lễ cầu mưa là nghi lễ chính của lễ hội, với mục đích cầu mong mưa thuận, gió hòa để mùa màng xanh tốt. Trong lễ cầu mưa không thể thiếu các dụng cụ như cây chuối hoa đỏ tượng trưng cho mào con thuồng luồng; cây chuối rừng, cây ráy ngứa làm cho đất ẩm ướt; chày cối giã gạo mong cuộc sống được sung túc, no ấm; thần sấm sét, búa rìu (đã có sấm sét là có mưa); còn thuồng luồng là thần làm mưa, con rồng là thần chi phối mưa. Ngoài ra, trong buổi lễ còn cả đánh trống chiêng, múa sạp, với mục đích làm cho rung trời, lở đất, động đến thần sấm, thần sét, thần thuồng luồng, thần rồng để thông báo cho các thần ấy là đã đến mùa sản xuất, làm ăn trong năm; hãy phù hộ cho bà con được mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
Lễ đón mẹ lúa: Trong sản xuất, người Khơ Mú thường canh tác ở xa nhà nên họ phải làm kho thóc ở trên nương để tích trữ lương thực; sau khi thu hoạch xong, họ sẽ chuyển thóc lúa về kho chính ở nhà. Vì vậy, người Khơ Mú đã có "Lễ đón mẹ lúa" để đón rước mẹ lúa về nhà. Khi thu hoạch xong, họ để lại một cụm thóc tại kho ở trên nương (tượng trưng cho mẹ lúa). Đến sáng sớm, gia đình sẽ cử bốn người đi rước mẹ lúa về. Họ mang theo bồ đựng thóc lúa, bầu bí, thuổng đào khoai sọ, hai thanh niên (là người chưa lập gia đình) sẽ mang kiệu để rước. Sau khi rước được mẹ lúa về, mọi người trong gia đình chuẩn bị lễ vật để cúng.
Sau phần lễ là các trò chơi dân gian dân tộc Khơ Mú mừng lễ hội. Người dân Khơ Mú từ xa xưa đã rất yêu thích các hoạt động văn nghệ - thể thao. Ngoài ra, họ tổ chức các trò chơi để thể hiện tài năng, sự khéo léo của mình, gồm các trò chơi chính như ném còn, kéo co, múa ngửa người chui dây, thi tài nhảy dây có hình chữ thập...
Lễ hội Cầu mùa là giá trị văn hóa phi vật thể vô giá không chỉ của dân tộc Khơ Mú mà còn là tài sản chung của cộng đồng dân cư các dân tộc Việt Nam; mang đậm nét sinh hoạt văn hóa hấp dẫn trong tín ngưỡng dân tộc Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn (Văn Chấn - Yên Bái). Chính vì vậy, việc gìn giữ và phát huy các giá trị của lễ hội rất cần được quan tâm, nhất là đối với những người yêu văn hóa các dân tộc và các nhà tài trợ, để lễ hội này sẽ được duy trì cho các thế hệ mai sau.
5. Thông tin liên hệ:
- Liên hệ Ban tổ chức lễ hội: Ông Lường Văn Si - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0375.393.883.
- Liên hệ Đơn vị tổ chức lễ hội: UBND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 02163.874.047.
- Liên hệ Công ty Lữ hành: Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Yên Bái - Số điện thoại: 02163.893.985. Giám đốc Công ty: Ông Đặng Minh Khôi - Số điện thoại: 0919.855.220 - 0976.079.266.
* Cơ sở lưu trú:
- Nhà nghỉ Xóm Vắng - Địa chỉ: Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 02163.897.205 - 0918.177.325 - 0982.385.440.
- Khách sạn Kiều Nga - Địa chỉ: Cửa Nhì, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 02163.877.889 - 0374.049.668.
- Khách sạn Suối Giàng - Địa chỉ: Xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 02163.874.989.
- Nhà nghỉ Chuyền Dung - Địa chỉ: Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 02163.878.914.
* Nhà hàng ăn uống:
- Nhà hàng Thắng Hà - Địa chỉ: Hồng Sơn, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0915.512.435.
- Nhà hàng Toản Lan - Địa chỉ: Khu phố Cửa Nhì, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0354.780.595.
- Nhà hàng Thắng Hoa - Địa chỉ: Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 02166.296.295.
* Danh sách cơ sở bán hàng lưu niệm tại huyện:
- Cửa hàng Hà Văn Dưỡng: Bản Phiêng 1, trung tâm huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0379.055.113.
- Cửa hàng Nguyễn Văn Thủy: Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0973.371.139.
- Cửa hàng Cao Trung Hậu: Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0946.864.668.
- Cửa hàng Nguyễn Đức Đường: Bản Phiêng 1, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0917.404.234.
- Cửa hàng Đinh Thị Trịnh: Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0383.413.828.
Một số hình ảnh lễ hội:
Các bài khác
- Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (15/03/2018)
- Lễ hội đền Mẫu Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (15/03/2018)
- Lễ hội đền Tuần Quán, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (15/03/2018)
- Lễ hội đền Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (15/03/2018)
- Lễ hội đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (07/02/2018)
- Lễ hội đình làng Dọc, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (07/02/2018)
- Lễ hội đình và đền Quy Mông, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (06/02/2018)
- Lễ hội Lồng Tồng huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (31/01/2018)
- Lễ hội Đình Kỳ Can (31/01/2018)
- Lễ hội đình Ba Chãng, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (30/01/2018)
Xem thêm »