CTTĐT - Chiều 30/6, đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông do đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Yên Bái về lĩnh vực Thông tin và Truyền thông và chuyên đề về chuyển đổi số. Cùng đi có đồng chí Phạm Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; lãnh đạo các cục, vụ có liên quan trực thuộc Bộ.
Quang cảnh buổi làm việc
Tiếp và làm việc với đoàn công tác, về phía tỉnh Yên Bái có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Chiến Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị liên quan.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy phát biểu tại buổi làm việc
Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh thời gian qua, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy cho biết: trong năm 2019 và 5 tháng đầu năm 2020, cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong tỉnh tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả nhiệm vụ kép là phòng chống dịch COVID-19 và tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống nhân dân. Nhờ vậy, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đến 31/5/2020 đạt 1.033 tỷ đồng, bằng 29% dự toán, tăng 5% so với cùng kỳ; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 tháng đầu năm đạt 5.176 tỷ đồng, bằng 30,5% kế hoạch, tăng 26,5% so với cùng kỳ.
Đối với tình hình hoạt động của ngành thông tin truyền thông, tính đến 31/5/2020, trên địa bàn tỉnh có 5 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và 15 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính. Thông tin di động 2G, 3G, 4G đã phủ sóng 100% các xã trên địa bàn tỉnh. Internet cáp quang băng rộng cố định đã đến 100% trung tâm xã, phường, thị trấn với 947 vị trí trạm BTS. Có 4 doanh nghiệp đã thông báo hoạt động bưu chính, 11 doanh nghiệp có các điểm kinh doanh, đại lý bưu chính với 211 điểm phục vụ bưu chính trên toàn tỉnh.
Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Yên Bái có 2.195 thủ tục hành chính, trong đó cung cấp 469 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; có 66 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 có phát sinh hồ sơ. Tỉnh đã ứng dụng và phát huy hiệu quả, tối đa hệ thống hội nghị giao ban điện tử đa phương tiện tỉnh Yên Bái. Tỉnh đã phê duyệt Đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2019 - 2021, định hướng đến năm 2025 với 2 dự án gồm: Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị thông minh tỉnh Yên Bái và Dự án Trung tâm Điều hành, giám sát, xử lý dữ liệu đô thị thông minh tỉnh Yên Bái với tổng kinh phí 1.200 tỷ đồng.
Tại buổi làm việc, tỉnh Yên Bái đã đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm có hướng dẫn xây dựng kế hoạch phủ sóng 5G tại các khu công nghiệp để phát triển hạ tầng, xúc tiến mời gọi các doanh nghiệp vào đầu tư; tiếp tục quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ tỉnh Yên Bái trong việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi số; hỗ trợ việc triển khai xây dựng đô thị thông minh phù hợp với nhu cầu thực tiễn của địa phương; sớm ban hành các văn bản hướng dẫn các quy định về chức năng, tính năng kỹ thuật của nền tảng đô thị thông minh, các tiêu chuẩn kết nối của các thành phần trong đô thị thông minh để tỉnh có căn cứ triển khai thực hiện; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin cho tỉnh Yên Bái. Bên cạnh đó, tỉnh Yên Bái cũng mong muốn Bộ Thông tin và Truyền thông sớm có văn bản hướng dẫn việc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình phát thanh và chương trình truyền hình áp dụng trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Tại buổi làm việc, đại diện Viện Chiến lược Thông tin truyền thông và Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông đã định hướng một số nhiệm vụ phát triển ngành thông tin truyền thông và định hướng chuyển đổi số cho tỉnh Yên Bái; Viện Chiến lược Thông tin truyền thông và Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông đã định hướng một số nhiệm vụ phát triển ngành thông tin truyền thông và định hướng chuyển đổi số cho tỉnh Yên Bái.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà khẳng định thời gian qua tỉnh Yên Bái đã thay đổi tư duy, nhận thức về phát triển thông tin và truyền thông. Tỉnh đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các công việc; tiếp cận chính quyền điện tử, liên thông thủ tục hành chính công từ cấp tỉnh đến cơ sở, đặc biệt tỉnh đã đầu tư xây dựng đô thị thông minh theo hướng tiếp cận riêng của địa phương.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà cũng mong muốn Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục kiến nghị mạnh mẽ với Đảng, với Chính phủ quan tâm đặc biệt đến việc phát triển công nghệ thông tin nói chung và việc phát triển công nghệ thông tin của tỉnh Yên Bái nói riêng; Sớm có quy hoạch rõ về hạ tầng số theo hướng thống nhất, đồng bộ, tập trung; có chính sách để thúc đẩy truyền thông một cách hiệu quả. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh Yên Bái sẵn sàng làm điểm đối với tất cả các lĩnh vực liên quan đến thông tin và truyền thông.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu kết luận buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao những kết quả của tỉnh Yên Bái đạt được trong lĩnh vực thông tin truyền thông thời gian qua. Bộ trưởng cũng hoan nghênh tinh thần tiên phong của tỉnh Yên Bái trong việc sẵn sàng làm điểm đối với các lĩnh vực công nghệ thông tin. Đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Bộ trưởng yêu cầu thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông có kế hoạch cụ thể mỗi năm đối với các doanh nghiệp về hạ tầng bưu chính viễn thông; làm tốt công tác quy hoạch hạ tầng thông tin của tỉnh để tiết kiệm chi phí; tiếp tục đầu tư mạnh cho phát triển công nghệ số. Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, tỉnh cần tận dụng cơ hội, tạo cú hích để đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực và mọi đối tượng người dân, doanh nghiệp.
Bộ trưởng cũng đề nghị tỉnh ban hành Chiến lược chuyển đổi số quốc gia trong quý III, chú trọng 2 nền tảng y tế và giáo dục, hệ thống công nghệ thông tin của tỉnh cần được bảo vệ an toàn theo mô hình 4 lớp, phát triển khoảng 800 doanh nghiệp công nghệ số địa phương, tiếp tục chú trọng phương tiện truyền thông mới; ứng dụng công nghệ thông tin thường xuyên trong công việc hàng ngày...

Bộ Thông tin và Truyền thông và lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái đã ký kết biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, giai đoạn 2020 - 2021
Nhân dịp này, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông và lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái đã ký kết biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, giai đoạn 2020 - 2021.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tặng quà lưu niệm cho tỉnh Yên Bái
1286 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 30/6, đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông do đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Yên Bái về lĩnh vực Thông tin và Truyền thông và chuyên đề về chuyển đổi số. Cùng đi có đồng chí Phạm Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; lãnh đạo các cục, vụ có liên quan trực thuộc Bộ.Tiếp và làm việc với đoàn công tác, về phía tỉnh Yên Bái có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Chiến Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị liên quan.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy phát biểu tại buổi làm việc
Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh thời gian qua, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy cho biết: trong năm 2019 và 5 tháng đầu năm 2020, cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong tỉnh tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả nhiệm vụ kép là phòng chống dịch COVID-19 và tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống nhân dân. Nhờ vậy, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đến 31/5/2020 đạt 1.033 tỷ đồng, bằng 29% dự toán, tăng 5% so với cùng kỳ; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 tháng đầu năm đạt 5.176 tỷ đồng, bằng 30,5% kế hoạch, tăng 26,5% so với cùng kỳ.
Đối với tình hình hoạt động của ngành thông tin truyền thông, tính đến 31/5/2020, trên địa bàn tỉnh có 5 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và 15 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính. Thông tin di động 2G, 3G, 4G đã phủ sóng 100% các xã trên địa bàn tỉnh. Internet cáp quang băng rộng cố định đã đến 100% trung tâm xã, phường, thị trấn với 947 vị trí trạm BTS. Có 4 doanh nghiệp đã thông báo hoạt động bưu chính, 11 doanh nghiệp có các điểm kinh doanh, đại lý bưu chính với 211 điểm phục vụ bưu chính trên toàn tỉnh.
Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Yên Bái có 2.195 thủ tục hành chính, trong đó cung cấp 469 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; có 66 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 có phát sinh hồ sơ. Tỉnh đã ứng dụng và phát huy hiệu quả, tối đa hệ thống hội nghị giao ban điện tử đa phương tiện tỉnh Yên Bái. Tỉnh đã phê duyệt Đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2019 - 2021, định hướng đến năm 2025 với 2 dự án gồm: Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị thông minh tỉnh Yên Bái và Dự án Trung tâm Điều hành, giám sát, xử lý dữ liệu đô thị thông minh tỉnh Yên Bái với tổng kinh phí 1.200 tỷ đồng.
Tại buổi làm việc, tỉnh Yên Bái đã đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm có hướng dẫn xây dựng kế hoạch phủ sóng 5G tại các khu công nghiệp để phát triển hạ tầng, xúc tiến mời gọi các doanh nghiệp vào đầu tư; tiếp tục quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ tỉnh Yên Bái trong việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi số; hỗ trợ việc triển khai xây dựng đô thị thông minh phù hợp với nhu cầu thực tiễn của địa phương; sớm ban hành các văn bản hướng dẫn các quy định về chức năng, tính năng kỹ thuật của nền tảng đô thị thông minh, các tiêu chuẩn kết nối của các thành phần trong đô thị thông minh để tỉnh có căn cứ triển khai thực hiện; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin cho tỉnh Yên Bái. Bên cạnh đó, tỉnh Yên Bái cũng mong muốn Bộ Thông tin và Truyền thông sớm có văn bản hướng dẫn việc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình phát thanh và chương trình truyền hình áp dụng trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Tại buổi làm việc, đại diện Viện Chiến lược Thông tin truyền thông và Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông đã định hướng một số nhiệm vụ phát triển ngành thông tin truyền thông và định hướng chuyển đổi số cho tỉnh Yên Bái; Viện Chiến lược Thông tin truyền thông và Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông đã định hướng một số nhiệm vụ phát triển ngành thông tin truyền thông và định hướng chuyển đổi số cho tỉnh Yên Bái.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà khẳng định thời gian qua tỉnh Yên Bái đã thay đổi tư duy, nhận thức về phát triển thông tin và truyền thông. Tỉnh đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các công việc; tiếp cận chính quyền điện tử, liên thông thủ tục hành chính công từ cấp tỉnh đến cơ sở, đặc biệt tỉnh đã đầu tư xây dựng đô thị thông minh theo hướng tiếp cận riêng của địa phương.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà cũng mong muốn Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục kiến nghị mạnh mẽ với Đảng, với Chính phủ quan tâm đặc biệt đến việc phát triển công nghệ thông tin nói chung và việc phát triển công nghệ thông tin của tỉnh Yên Bái nói riêng; Sớm có quy hoạch rõ về hạ tầng số theo hướng thống nhất, đồng bộ, tập trung; có chính sách để thúc đẩy truyền thông một cách hiệu quả. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh Yên Bái sẵn sàng làm điểm đối với tất cả các lĩnh vực liên quan đến thông tin và truyền thông.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu kết luận buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao những kết quả của tỉnh Yên Bái đạt được trong lĩnh vực thông tin truyền thông thời gian qua. Bộ trưởng cũng hoan nghênh tinh thần tiên phong của tỉnh Yên Bái trong việc sẵn sàng làm điểm đối với các lĩnh vực công nghệ thông tin. Đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Bộ trưởng yêu cầu thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông có kế hoạch cụ thể mỗi năm đối với các doanh nghiệp về hạ tầng bưu chính viễn thông; làm tốt công tác quy hoạch hạ tầng thông tin của tỉnh để tiết kiệm chi phí; tiếp tục đầu tư mạnh cho phát triển công nghệ số. Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, tỉnh cần tận dụng cơ hội, tạo cú hích để đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực và mọi đối tượng người dân, doanh nghiệp.
Bộ trưởng cũng đề nghị tỉnh ban hành Chiến lược chuyển đổi số quốc gia trong quý III, chú trọng 2 nền tảng y tế và giáo dục, hệ thống công nghệ thông tin của tỉnh cần được bảo vệ an toàn theo mô hình 4 lớp, phát triển khoảng 800 doanh nghiệp công nghệ số địa phương, tiếp tục chú trọng phương tiện truyền thông mới; ứng dụng công nghệ thông tin thường xuyên trong công việc hàng ngày...
Bộ Thông tin và Truyền thông và lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái đã ký kết biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, giai đoạn 2020 - 2021
Nhân dịp này, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông và lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái đã ký kết biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, giai đoạn 2020 - 2021.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tặng quà lưu niệm cho tỉnh Yên Bái