CTTĐT - Cử tri đề nghị xem xét, nghiên cứu miễn thu phí, lệ phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp để các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến nông lâm thủy sản đỡ khó khăn trong mùa dịch bệnh do COVID-19. (theo Thông tư số 44/2018/TT-BTC ngày 7/5/2018 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 85/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y; Thông tư 286/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời tại văn bản số 5439/BNN-QLCL ngày 13/8/2020 như sau:
Trước tình hình hàng loạt các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản gặp khó khăn do tình hình dịch bệnh Covid 19, thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức rà soát và có công văn số 1848/BNN-TC ngày 12/3/2020, công văn số 2668/BNN-TC ngày 17/4/2020 gửi Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh giảm mức thu phí, lệ phí để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Các mức phí đề nghị miễn, cắt giảm tập trung vào các thủ tục hành chính có tần suất thực hiện nhiều, chi phí cao, cụ thể:
- Lĩnh vực thủy sản: giảm 10% mức thu phí “thẩm định điều kiện kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản”; miễn thu một số loại phí, lệ phí như: lệ phí công nhận chất lượng vật tư nông nghiệp được phép lưu hành tại Việt Nam, phí thẩm định cấp giấy chứng nhận vật tư nuôi trồng thủy sản nhập khẩu, phí thẩm định cấp giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm vật tư nuôi trồng thủy sản, phí thẩm định điều kiện kinh doanh lĩnh vực thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản...
- Lĩnh vực trồng trọt: đề nghị giảm 20 - 30% mức thu “Phí bảo hộ giống cây trồng mới”, loại bỏ “Phí Hội đồng công nhận giống cây trồng mới”;
- Lĩnh vực bảo vệ thực vật: miễn 100% phí kiểm dịch thực vật và phí giám sát xử lý đối với các lô hàng quả vải xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, đối với các đối tượng khác đề nghị giảm 60 - 65% “Phí kiểm dịch thực vật”;
- Lĩnh vực thú y: Đề nghị bãi bỏ phí “Giám sát cách ly kiểm dịch đối với sản phẩm động vật nhập khẩu”, bãi bỏ lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, thủy sản nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y.
Hoạt động thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đã được điều chỉnh giảm theo Thông tư 44/2018/TT-BTC so với mức thu trước đó tại Thông tư 286/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính. Ngoài ra, các hoạt động này có tần suất thực hiện rất thấp (18 tháng/lần). Trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19, Bộ Nông nghiệp và PTNT và địa phương đã thực hiện giãn cách xã hội, hoãn thực hiện hoạt động thẩm định đặc biệt là thẩm định định kỳ, do vậy, các cơ sở hầu như không phát sinh liên quan đến chi phí này, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở.
Ngoài ra, trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã rất chú trọng cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh; đơn giản hóa, điện tử hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện tối đa cho người dân, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu các chi phí phát sinh.
695 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Cử tri đề nghị xem xét, nghiên cứu miễn thu phí, lệ phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp để các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến nông lâm thủy sản đỡ khó khăn trong mùa dịch bệnh do COVID-19. (theo Thông tư số 44/2018/TT-BTC ngày 7/5/2018 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 85/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y; Thông tư 286/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp).Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời tại văn bản số 5439/BNN-QLCL ngày 13/8/2020 như sau:
Trước tình hình hàng loạt các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản gặp khó khăn do tình hình dịch bệnh Covid 19, thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức rà soát và có công văn số 1848/BNN-TC ngày 12/3/2020, công văn số 2668/BNN-TC ngày 17/4/2020 gửi Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh giảm mức thu phí, lệ phí để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Các mức phí đề nghị miễn, cắt giảm tập trung vào các thủ tục hành chính có tần suất thực hiện nhiều, chi phí cao, cụ thể:
- Lĩnh vực thủy sản: giảm 10% mức thu phí “thẩm định điều kiện kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản”; miễn thu một số loại phí, lệ phí như: lệ phí công nhận chất lượng vật tư nông nghiệp được phép lưu hành tại Việt Nam, phí thẩm định cấp giấy chứng nhận vật tư nuôi trồng thủy sản nhập khẩu, phí thẩm định cấp giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm vật tư nuôi trồng thủy sản, phí thẩm định điều kiện kinh doanh lĩnh vực thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản...
- Lĩnh vực trồng trọt: đề nghị giảm 20 - 30% mức thu “Phí bảo hộ giống cây trồng mới”, loại bỏ “Phí Hội đồng công nhận giống cây trồng mới”;
- Lĩnh vực bảo vệ thực vật: miễn 100% phí kiểm dịch thực vật và phí giám sát xử lý đối với các lô hàng quả vải xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, đối với các đối tượng khác đề nghị giảm 60 - 65% “Phí kiểm dịch thực vật”;
- Lĩnh vực thú y: Đề nghị bãi bỏ phí “Giám sát cách ly kiểm dịch đối với sản phẩm động vật nhập khẩu”, bãi bỏ lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, thủy sản nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y.
Hoạt động thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đã được điều chỉnh giảm theo Thông tư 44/2018/TT-BTC so với mức thu trước đó tại Thông tư 286/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính. Ngoài ra, các hoạt động này có tần suất thực hiện rất thấp (18 tháng/lần). Trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19, Bộ Nông nghiệp và PTNT và địa phương đã thực hiện giãn cách xã hội, hoãn thực hiện hoạt động thẩm định đặc biệt là thẩm định định kỳ, do vậy, các cơ sở hầu như không phát sinh liên quan đến chi phí này, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở.
Ngoài ra, trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã rất chú trọng cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh; đơn giản hóa, điện tử hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện tối đa cho người dân, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu các chi phí phát sinh.