Lễ hội Lồng tồng hay còn gọi là Lễ hội xuống đồng là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng đất Mường Lò, Văn Chấn. Lễ hội thường được tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới, thời gian chuẩn vị bắt đầu cho một vụ mới.
Các thôn bản mang đến các sản vật quý hiếm của thôn mình để cúng thần linh.
1. Nguồn gốc lễ hội Lồng tồng:
Đây là lễ hội mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, đã có từ rất lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường… ở các tỉnh phía Bắc nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng. Lễ hội nhằm mục đích cầu cho mưa thuận, gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, người người, nhà nhà được no ấm, hạnh phúc, bước mở đầu cho một mùa sản xuất mới. Trong lễ hội còn có lễ tạ Thành Hoàng, Thần Nông, cầu cho mùa màng bội thu, gia súc phát triển, con người khỏe mạnh, bản làng yên vui, mọi người, mọi nhà ấm no, hạnh phúc…
Trước ngày lễ hội Lồng tồng, các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, trang trí đẹp đẽ trong đình, dựng nhà thờ Thần Nông, trồng cây nêu, làm quả còn, làm yến, làm bàn cờ, quân cờ, dây kéo co, chuẩn bị nỏ, mũi tên, hình nộm, cà kheo, cây đánh đu, đánh khăng, bi đá, bao, đáo...v.v. Khi gà gáy canh một, đại diện các dòng họ cùng thầy mo làm lễ rước nước từ đầu nguồn về bản để sáng ngày mở hội; nước này được rước ra nơi hành lễ.
2. Thời gian tổ chức lễ hội: Lễ hội Lồng tồng của dân tộc Thái xã Sơn A, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội: Xã Sơn A, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
4. Phần lễ hội:
Hội Lồng tồng được chọn tổ chức ở một địa điểm trên một thửa ruộng rộng “tổng” hay khu đất rộng, bằng phẳng của xã, thôn bản. Theo quan niệm của bà con đồng bào dân tộc Thái, đây là một nghi lễ rất thiêng liêng và rất quan trọng trong ngày đầu năm mới. Mỗi thôn, làng bản trong xã đều phải chuẩn bị một mâm lễ vật, tùy theo điều kiện của từng thôn để góp lễ. Các lễ vật trên mâm thường là các loại bánh được làm từ lúa, ngô, thịt lợn, gà, xôi ngũ sắc…
Ngoài ra, ở đây còn có một mâm cỗ lớn mà người dân ở đây gọi là “pan cộ” - có nghĩa là mâm cỗ “cái”, gồm có một con lợn, ba bát hương, hai đĩa xôi, mười lăm chiếc chén, mười hai đôi đũa; một mâm lễ gồm một cuộn vải Thái, ba đĩa lá trầu không, vòng cổ, vòng tay... Khi lễ cúng kết thúc, con lợn sẽ được chia đều cho các lễ của từng thôn, tượng trưng cho phát lộc may mắn cho nhân dân ở các thôn, bản. Một mâm ngũ quả gọi là “pan lệ”, gồm một nải chuối, một chiếc bánh chưng, hoa quả, bánh kẹo.
Một mâm “Còn Vòng” gồm một con gà luộc, năm đôi bát đũa, một chai nước lã, một bát nước, một bát gạo, một chai rượu trắng. Còn hai mâm cỗ giống nhau, mỗi mâm có một con gà luộc, người dân nơi đây gọi là “pan tạo cắp A Nha” có nghĩa là mâm của tạo thổ và tạo phìa, là người đứng đầu trong một vùng. Sự sắp xếp đó vừa thể hiện sự kính trọng của dân bản đối với người có địa vị, đồng thời vừa thể hiện rõ tính trật tự trong xã hội.
Các mâm lễ trên được nhân dân chuẩn bị để đem đến lễ hội Lồng tồng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn đối với các vị thần linh, thổ địa, cùng Thành Hoàng và những người có công khai phá vùng đất, lập bản, lập mường… đã phù hộ cho họ sau một năm trồng cấy được một mùa vụ bội thu.
Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, người dân tộc Thái ở xã Sơn A, huyện Văn Chấn lại tưng bừng mở hội đón xuân để tạ ơn Đất, Trời, các vị thần linh, thổ địa đã phù hộ cho mùa màng bội thu, cuộc sống tốt lành; đồng thời cầu xin các vị thần linh phù hộ cho một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, con người khỏe mạnh, cuộc sống yên vui, an lành và hạnh phúc… Bên cạnh phần lễ là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thi đấu các môn thể thao dân tộc truyền thống như bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, đua mảng, múa xòe, hát khắp…
Lễ hội Lồng tồng mang đậm mang bản sắc văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào Thái; là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa, tạo nên mối quan hệ đoàn kết, gắn bó của cộng đồng các dân tộc ở Yên Bái.
5. Thông tin liên hệ:
- Liên hệ Ban tổ chức lễ hội: Ông Sầm Minh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Sơn A, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0982.048.707.
- Liên hệ Đơn vị tổ chức lễ hội: UBND huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0216.3874.047.
- Liên hệ Công ty Lữ hành: Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Yên Bái - Số điện thoại: 02163.893.985 - Giám đốc Công ty: Ông Đặng Minh Khôi - Số điện thoại: 0919.855.220 - 0976.079.266.
- Cơ sở lưu trú:
+ Nhà nghỉ Xóm Vắng - Địa chỉ: Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0216.3897.205 - 0918.177.325 - 0982.385.440.
+ Khách sạn Kiều Nga - Địa chỉ: Cửa Nhì, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Sỗ điện thoại: 0216.3877.889.
+ Khách sạn Suối Giàng - Địa chỉ: Xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0216.3874.989.
+ Nhà nghỉ Chuyền Dung - Địa chỉ: Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0216.3878.914.
- Nhà hàng ăn uống:
+ Nhà hàng Thắng Hà - Địa chỉ: Hồng Sơn - Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0915.512.435.
+ Nhà hàng Toản Lan - Địa chỉ: Khu phố Cửa Nhì - Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0354.780.595.
+ Nhà hàng Thắng Hoa - Địa chỉ: Khu phố Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 02166.296.295.
- Danh sách cơ sở bán hàng lưu niệm tại huyện:
- Cửa hàng Hà Văn Dưỡng: Bản Phiêng 1, trung tâm huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0379.055.113.
- Cửa hàng Nguyễn Văn Thủy: Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0973.371.139.
- Cửa hàng Cao Trung Hậu: Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0946.864.668.
- Cửa hàng Nguyễn Đức Đường: Bản Phiêng 1, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0917.404.234.
- Cửa hàng Đinh Thị Trịnh: Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0383.413.828.
HÌNH ẢNH TẠI LỄ HỘI:
3606 lượt xem
Ban Biên tập
Lễ hội Lồng tồng hay còn gọi là Lễ hội xuống đồng là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng đất Mường Lò, Văn Chấn. Lễ hội thường được tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới, thời gian chuẩn vị bắt đầu cho một vụ mới. 1. Nguồn gốc lễ hội Lồng tồng:
Đây là lễ hội mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, đã có từ rất lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường… ở các tỉnh phía Bắc nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng. Lễ hội nhằm mục đích cầu cho mưa thuận, gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, người người, nhà nhà được no ấm, hạnh phúc, bước mở đầu cho một mùa sản xuất mới. Trong lễ hội còn có lễ tạ Thành Hoàng, Thần Nông, cầu cho mùa màng bội thu, gia súc phát triển, con người khỏe mạnh, bản làng yên vui, mọi người, mọi nhà ấm no, hạnh phúc…
Trước ngày lễ hội Lồng tồng, các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, trang trí đẹp đẽ trong đình, dựng nhà thờ Thần Nông, trồng cây nêu, làm quả còn, làm yến, làm bàn cờ, quân cờ, dây kéo co, chuẩn bị nỏ, mũi tên, hình nộm, cà kheo, cây đánh đu, đánh khăng, bi đá, bao, đáo...v.v. Khi gà gáy canh một, đại diện các dòng họ cùng thầy mo làm lễ rước nước từ đầu nguồn về bản để sáng ngày mở hội; nước này được rước ra nơi hành lễ.
2. Thời gian tổ chức lễ hội: Lễ hội Lồng tồng của dân tộc Thái xã Sơn A, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội: Xã Sơn A, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
4. Phần lễ hội:
Hội Lồng tồng được chọn tổ chức ở một địa điểm trên một thửa ruộng rộng “tổng” hay khu đất rộng, bằng phẳng của xã, thôn bản. Theo quan niệm của bà con đồng bào dân tộc Thái, đây là một nghi lễ rất thiêng liêng và rất quan trọng trong ngày đầu năm mới. Mỗi thôn, làng bản trong xã đều phải chuẩn bị một mâm lễ vật, tùy theo điều kiện của từng thôn để góp lễ. Các lễ vật trên mâm thường là các loại bánh được làm từ lúa, ngô, thịt lợn, gà, xôi ngũ sắc…
Ngoài ra, ở đây còn có một mâm cỗ lớn mà người dân ở đây gọi là “pan cộ” - có nghĩa là mâm cỗ “cái”, gồm có một con lợn, ba bát hương, hai đĩa xôi, mười lăm chiếc chén, mười hai đôi đũa; một mâm lễ gồm một cuộn vải Thái, ba đĩa lá trầu không, vòng cổ, vòng tay... Khi lễ cúng kết thúc, con lợn sẽ được chia đều cho các lễ của từng thôn, tượng trưng cho phát lộc may mắn cho nhân dân ở các thôn, bản. Một mâm ngũ quả gọi là “pan lệ”, gồm một nải chuối, một chiếc bánh chưng, hoa quả, bánh kẹo.
Một mâm “Còn Vòng” gồm một con gà luộc, năm đôi bát đũa, một chai nước lã, một bát nước, một bát gạo, một chai rượu trắng. Còn hai mâm cỗ giống nhau, mỗi mâm có một con gà luộc, người dân nơi đây gọi là “pan tạo cắp A Nha” có nghĩa là mâm của tạo thổ và tạo phìa, là người đứng đầu trong một vùng. Sự sắp xếp đó vừa thể hiện sự kính trọng của dân bản đối với người có địa vị, đồng thời vừa thể hiện rõ tính trật tự trong xã hội.
Các mâm lễ trên được nhân dân chuẩn bị để đem đến lễ hội Lồng tồng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn đối với các vị thần linh, thổ địa, cùng Thành Hoàng và những người có công khai phá vùng đất, lập bản, lập mường… đã phù hộ cho họ sau một năm trồng cấy được một mùa vụ bội thu.
Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, người dân tộc Thái ở xã Sơn A, huyện Văn Chấn lại tưng bừng mở hội đón xuân để tạ ơn Đất, Trời, các vị thần linh, thổ địa đã phù hộ cho mùa màng bội thu, cuộc sống tốt lành; đồng thời cầu xin các vị thần linh phù hộ cho một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, con người khỏe mạnh, cuộc sống yên vui, an lành và hạnh phúc… Bên cạnh phần lễ là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thi đấu các môn thể thao dân tộc truyền thống như bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, đua mảng, múa xòe, hát khắp…
Lễ hội Lồng tồng mang đậm mang bản sắc văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào Thái; là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa, tạo nên mối quan hệ đoàn kết, gắn bó của cộng đồng các dân tộc ở Yên Bái.
5. Thông tin liên hệ:
- Liên hệ Ban tổ chức lễ hội: Ông Sầm Minh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Sơn A, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0982.048.707.
- Liên hệ Đơn vị tổ chức lễ hội: UBND huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0216.3874.047.
- Liên hệ Công ty Lữ hành: Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Yên Bái - Số điện thoại: 02163.893.985 - Giám đốc Công ty: Ông Đặng Minh Khôi - Số điện thoại: 0919.855.220 - 0976.079.266.
- Cơ sở lưu trú:
+ Nhà nghỉ Xóm Vắng - Địa chỉ: Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0216.3897.205 - 0918.177.325 - 0982.385.440.
+ Khách sạn Kiều Nga - Địa chỉ: Cửa Nhì, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Sỗ điện thoại: 0216.3877.889.
+ Khách sạn Suối Giàng - Địa chỉ: Xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0216.3874.989.
+ Nhà nghỉ Chuyền Dung - Địa chỉ: Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0216.3878.914.
- Nhà hàng ăn uống:
+ Nhà hàng Thắng Hà - Địa chỉ: Hồng Sơn - Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0915.512.435.
+ Nhà hàng Toản Lan - Địa chỉ: Khu phố Cửa Nhì - Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0354.780.595.
+ Nhà hàng Thắng Hoa - Địa chỉ: Khu phố Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 02166.296.295.
- Danh sách cơ sở bán hàng lưu niệm tại huyện:
- Cửa hàng Hà Văn Dưỡng: Bản Phiêng 1, trung tâm huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0379.055.113.
- Cửa hàng Nguyễn Văn Thủy: Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0973.371.139.
- Cửa hàng Cao Trung Hậu: Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0946.864.668.
- Cửa hàng Nguyễn Đức Đường: Bản Phiêng 1, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0917.404.234.
- Cửa hàng Đinh Thị Trịnh: Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - Số điện thoại: 0383.413.828.
HÌNH ẢNH TẠI LỄ HỘI:
Các bài khác
- Lễ hội đình Ba Chãng, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (30/01/2018)
- Lễ hội Lồng tồng của người Tày, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (30/01/2018)
- Lễ hội đình Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (29/01/2018)
- Lễ hội đình Nà Ngàm, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (29/01/2018)
- Lễ hội Đền Bà Áo Trắng, xã Hợp Minh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (26/01/2018)
- Lễ hội đình Phúc Hòa, xã Hán Đà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (25/01/2018)
- Lễ hội Đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái (15/01/2018)
- Lễ hội Đền Trạng, xã Yên Thái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (11/01/2018)
- Lễ hội Đền Nhược sơn, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (09/01/2018)
- Lễ hội đình Cả Mường A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (09/01/2018)
Xem thêm »