Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Văn hóa - Xã hội

Bộ Tư pháp trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái

09/10/2020 10:45:32 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Tại văn bản số 2999/BTP-VP ngày 14/8/2020, Bộ Tư pháp đã trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái, đề nghị Chính phủ quan tâm hơn nữa đến trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhất là việc văn bản quy phạm pháp luật có sai sót về nội dung hoặc có nội dung không phù hợp với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thì cần phải được sửa đổi, bổ sung bằng một văn bản quy phạm pháp luật khác, không nên thông báo bằng văn bản hành chính để đính chính.

.

Nội dung kiến nghị như sau:

Đề nghị Chính phủ quan tâm hơn nữa đến trình tự, thủ tục xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhất là việc văn bản quy phạm pháp luật có sai sót về nội dung hoặc có nội dung không phù hợp với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thì cần phải được sửa đổi, bổ sung bằng một văn bản quy phạm pháp luật khác, không nên thông báo bằng văn bản hành chính để đính chính (Văn bản số 298/CP-V.I  ngày 22/7/2019 của Chính phủ về việc đính chính Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 1/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng. Tại văn bản này đã sửa 05 nội dung của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, trong đó chỉ có 01 mục (mục 2 nhỏ) đính chính về lỗi chính tả, còn lại 04 mục đính chính một số sai sói về nội dung của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, việc sai sót nội dung, câu từ làm thay đổi hẳn bản chất các điều, khoản của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP).

Bộ Tư pháp trả lời tại văn bản số 2999/BTP-VP ngày 14/8/2020 như sau:

Bộ Tư pháp nhận thấy việc đính chính văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có nghị định của Chính phủ, được quy định tại Điều 94 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật như sau: “Văn bản sau khi đăng Công báo, nếu phát hiện có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày thì phải được đính chính”.

Nghị định số 34/2016/NĐ-CP không giải thích về “thể thức văn bản” và “kỹ thuật trình bày văn bản”. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy định tại Chương 5 của Nghị định này, thì có thể hiểu: Thể thức văn bản là cách thức trình bày các phần của văn bản gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết thúc và Kỹ thuật trình bày văn bản (như kỹ thuật trình bày bố cục của văn bản, các yếu tố cấu thành nội dung văn bản, sử dụng ngôn ngữ, số, đơn vị đo lường, ký hiệu, công thức, thời hạn, thời điểm trong văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể thức văn bản, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, khổ giấy, định lề và đánh số văn bản).

Nghị định số 59/2019/NĐ-CP do Thanh tra Chính phủ chủ trì soạn thảo và văn bản số 298/CP-V.I do Tổng Thanh tra Chính phủ thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Do vậy, Bộ Tư pháp sẽ trao đổi với Thanh tra Chính phủ về quá trình chuẩn bị, nội dung và thể thức của Văn bản số 298/CP-V.I để có hướng xử lý phù hợp.

671 lượt xem
Ban Biên tập

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h